Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

 TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY

(31 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tháng 11-1991, hoạt động ngoại giao của Việt Nam có điểm gì nổi bật?

A. Tham gia 33 tổ chức quốc tế và 19 điều ước quốc tế.

B. Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ.

C. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN.

D. Hoa Kỳ phá bỏ cấm vận, thiết lập ngoại giao với Việt Nam.

Câu 2: Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác năm bao nhiêu?

A. Năm 1976.

B. Năm 1977.

C. Năm 1978.

D. Năm 1979.

Câu 3: Tổng bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô vào thời gian nào?

A. Năm 1973.

B. Năm 1975.

C. Năm 1977.

D. Năm 1979.

Câu 4: Năm 1979, Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia

A. lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ.

B. lật đổ chế độ chủ nghĩa tưu bản.

C. lật đổ chính quyền Pôn Pốt.

D. xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Câu 5: Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất chính thức gia nhập

A. ASEAN.

B. Liên hợp quốc.

C. Phong trào không liên kết.

D. WTO.

Câu 6: Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ vào thời gian nào?

A. Năm 1991.

B. Năm 1992.

C. Năm 1993.

D. Năm 1995.

Câu 7: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?

A. 1991.

B. 2000.

C. 1990.

D. 1995.

Câu 8: Việt Nam triển khai hoạt động đối ngoại tại các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương và đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực ưu tiên nào?

A. quốc phòng – an ninh.

B. kinh tế, quốc phòng – an ninh.

C. chính trị, kinh tế.

D. văn hóa – xã hội.

Câu 9: Mục tiêu của hoạt động đối ngoại Việt Nam trong thời kì Đổi mới là

A. phát triển quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á.

B. phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

C. phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

D. phát triển chính trị và nâng cao vị thế đất nước trong Liên hợp quốc.

Câu 10: Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập

A. Tổ chức Thương mại Thế giới.

B. Liên hợp quốc.

C. Hội đồng tương trợ kinh tế.

D. Hội đồng Nhân quyền.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985?

A. Hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.

C. Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á.

D. Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay?

A. Triển khai kí kết các hiệp ước bảo vệ lãnh thổ biển đảo trên Biển Đông.

B. Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác.

C. Tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.

D. Tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lưu văn hóa và hỗ trợ nhân đạo.

Câu 3: : Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động của Việt Nam trong việc thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác trong giai đoạn 1975-1985?

A. Tích cực đấu tranh chống chính sách cấm vận của Mĩ.

B. Hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo.

C. Đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản, thành lập cơ quan đại diện ngoại giao ở nhiều nước.

D. Chủ trương thúc đẩy đối thoại, từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước thành viên ASEAN.

Câu 4: Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì? 

A. Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976.

B. Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 

C. Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ đã thất bại hoàn toàn. 

D. Có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay?

A. Tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

B. Kiên quyết đấu tranh chống lại chính sách bao vây, cấm vận, mềm dẻo trong triển khai các chính sách ngoại giao nhân đạo với Mỹ.

C. Quan hệ song phương và đa phương giữa ba nước Đông Dương ngày càng được củng cố và mở rộng.

D. Kí nhiều hiệp ước hợp tác với các thành viên ASEAN.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam tính đến năm 2022?

A. Là thành viên của 63 tổ chức và diễn đàn khu vực, quốc tế.

B. Tham gia nhiều công ước, điều ước quốc tế.

C. Hợp tác với cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. Chủ động phát huy vai trò, định hình các thể chế đa phương.

Câu 7: Đâu không phải là hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 10986 đến nay?

A. Phá thế bao vây, cấm vận.

B. Củng cố quan hệ hữu nghị truyển thống với Lào, Cam-pu-chia.

C. Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác.

D. Bước đầu đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kì nào?

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“… Ngày 3-2-1994, Chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam và hai bên đều mở cửa cơ quan đại diện của nhau. Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, và là bước ngoặt phát triển quan hệ Việt – Mỹ.

Sự kiện quan trọng nhất, mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ - Việt là ngày 11-7-1995, Tổng thống Mỹ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Như vậy, cho đến thời điểm này, Mỹ là nước lớn cuối cùng trên thế giới đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam”.

(Đinh Xuân Lý, Đối ngoại Việt Nam qua các thời kì lịch sử (1945 - 2012), 

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr254)

a. Sau sự kiện ngày 11-7-1995, Việt Nam đã có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn trên thế giới.

b. Việc Chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam là một bước ngoặt trong quan hệ Việt-Mỹ.

c. Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác toàn diện và tin cậy từ sau năm 1995.

d. Việc Mỹ và Việt Nam mở cửa cơ quan đại diện của nhau đã chính thức đưa quan hệ hai nước bước vào thời kì thân thiện, hợp tác.

Trả lời

a. Đ

b. Đ

c. Đ

d. S

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN đánh dấu một bước phát triển mới trong toàn bộ lịch sử quan hệ giữa các nước ta với các nước ASEAN, là sự kiện quan trọng cả đối với nước Việt Nam lẫn đối với khu vực, tạo thêm thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong sự phát triển chung của toàn khu vực. Điều này càng có ý nghĩa vì Việt Nam nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một khu vực phát triển năng động nhất và đầy hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới vào thế kỉ tới”.

(Lưu Văn Lợi, Ngoại giao Việt Nam (1945 - 1995)

NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.549)

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

=> Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay