Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

(33 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?

A. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước.

B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam.

Câu 2: Cuối tháng 8-1945, quân đội của các nước nào đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam?

A. Anh, Pháp.

B. Anh, Trung Hoa dân quốc.

C. Nhật, Pháp.

D. Pháp, Trung Hoa dân quốc.

Câu 3: Tháng 8-1945, điều kiện khách quan bên ngoài tạo thuận lợi thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập là

A. sự thất bại của phe phát xít trên chiến trường châu Âu.

B. sự đầu hàng của phát xít I-ta-li-a và phát xít Đức.

C. sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật.

D. sự thắng lợi của phe Đồng minh.

Câu 4: Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào thời gian nào?

A. Ngày 12-8-1945.

B. Ngày 13-8-1945.

C. Ngày 14-8-1945.

D. Ngày 15-8-1945.

Câu 5: Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập vào thời gian nào?

A. Ngày 14-8-1945.

B. Ngày 15-8-1945.

C. Ngày 16-8-1945.

D. Ngày 13-8-1945.

Câu 6: Quân lệnh số 1 được ban bố trong hoàn cảnh lịch sử nào?

A. Quân đội Nhật Bản xâm lược Đông Dương.

B. Phát xít Nhật sắp đầu hàng Đồng minh.

C. Phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp.

D. Quân Đồng minh và Đông Dương giải giáp phát xít Nhật.

Câu 7: Quân lệnh số 1 chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được ban bố bởi

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

C. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

Câu 8: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra ở đâu?

A. Định Hóa (Thái Nguyên).

B. Tân Trào (Tuyên Quang).

C. Pác Bó (Cao Bằng).

D. Bắc Sơn (Lạng Sơn).

Câu 9: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra vào thời gian nào?

A. Ngày 15 đến 19 - 8 - 1945.

B. Ngày 15 đến 17 - 8 - 1945.

C. Ngày 10 đến 20 - 8 - 1945.

D. Ngày 14 đến 15 - 8 - 1945.

Câu 10: Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do ai lãnh đạo làm Chủ tịch?

A. Hồ Chí Minh.

B. Võ Nguyên Giáp.

C. Trần Phú.

D. Phan Bội Châu.

Câu 11: Ngày 30-8-1945 ghi dấu sự kiện lịch sử nào trong Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.

B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

D. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội.

Câu 12: Ngày 23-8-1945 diễn ra sự kiện gì?

A. Hồng quân Liên Xô tấn công quân đội Nhật Bản.

B. Thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

C. Khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi ở Huế.

D. Quyết định chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

Câu 13: Đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn, sáng tạo được thể hiện ở

A. Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

B. Dân tộc Việt Nam giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương có quá trình chuẩn bị liên tục trong suốt 15 năm.

D. Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng từng bước được xây dựng, củng cố.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đưa nhân dân nắm chính quyền.

B. Góp phần vào chiến thắng của phe Đồng minh chống phát xít.

C. Mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc, kỉ nguyên độc lập, tự do.

D. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Câu 2: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?

A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường, bất khuất.

B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất.

C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức – Nhật.

Câu 3: Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam.

B. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.

D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Câu 4: Thời cơ ngàn năm có một trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?

A. Từ khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản.

B. Từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu (tháng 5-1945).

C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.

D. Sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là bối cảnh tình hình thế giới của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

B. Đại hội Tân Trào được tổ chức nhất trí tán thành Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

C. Ở châu Âu, Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện (5-1945).

D. Ở châu Á, Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (8-1945).

Câu 6: Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là 

A. Chính quyền cách mạng non trẻ.

B. Kinh tế - tài chính kiệt quệ.

C. Văn hóa lạc hậu.

D. Ngoại xâm và nội phản.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Sự chuẩn bị lâu dài của Đảng và nhân dân ta trong 15 năm.

B. Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Chiến thắng của quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Biết chớp thời ca phát động quần chúng nhân dân nổi dậy trong cả nước.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa về bài học kinh nghiệm rút ra từ Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Bài học về xây dựng và tập hợp liên minh công – nông.

B. Bài học về chủ đạo chiến lược, vận dụng sáng tạo chủ  nghĩa Mác Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam.

C. Bài học về xây dựng lực lượng, đoàn kết các lực lượng cách mạng.

D. Bài học về phương pháp cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:

“Chẳng những giai cấp ... và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp ... và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.25)

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!...

Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!...

Cuộc thắc lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”.

(Trích Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc)

a. Đoạn tư liệu phản ánh thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân đã chín muồi.

b. Đoạn tư liệu phản ánh chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân

c. Bản Quân lệnh số 1 do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và kêu gọi toàn dân thực hiện

d. Với việc ban bố bản Quân lệnh số 1, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền chính thức được phát động trên cả nước

Trả lời

a. Đ

b. Đ

c. S

d. Đ

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Suốt dọc đường đi bộ về Hà Nội, [ Võ Nguyên] Giáp và binh sĩ của ông đón nhận một sự ủng hộ rầm rộ của dân chúng địa phương. Những lá cờ đỏ sao vàng bay trên mọi làng ông đi qua. Khi đến Gia Lâm, gần Hà Nội, những tiền đồn của quân Nhật đã chặn đường. Sau một hồi tranh cãi , quân Nhật đã để cho họ đi qua,... Tinh thần dân chúng đã thay đổi khi họ biết Việt Minh đã giành chính quyền ở Hà Nội,... Các tội phạm đã biến mất. Ngay đến những vụ trộm và cướp giật cũng giảm hẳn”.

( Xe-xi Cơ-rây, “ Những người Mỹ ở Hà Nội năm 1945”, 

in trong: Một số sự kiện lịch sử 200 năm quan hệ Việt – Mỹ 1820 – 2020

NXB Hồng Đức – Tạp chí Xưa và Nay, Hà Nội, 2020, tr.98)

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay