Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

(39 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)

Câu 1: Từ năm 1986 đến nay, kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp, sang mô hình

A. kinh tế hỗn hợp.

B. kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

C. kinh tế xanh.

D. kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Câu 2: Trong suốt quá trình đổi mới, lĩnh vực nào là lĩnh vực trọng tâm?

A. Kinh tế.

B. Ngoại giao.

C. Xã hội.

D. Văn hóa

Câu 3: Trong thời kì Đổi mới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có biểu hiện

A. thấp và có xu hướng chững lại.

B. cao và có xu hướng phát triển nhanh.

C. trung bình và tương đối bền vững.

D. khá cao và tương đối bền vững.

Câu 4: Thành tựu đổi mới về kinh tế trong công cuộc Đổi mới là

A. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

B. Hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

C. Hình thành một số ngành công nghiệp có quy mô lớn.

D. Phát triển theo hướng bền vững.

Câu 5: Năm 2020, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn đứng thứ mấy trong ASEAN?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Câu 6: Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo là

A. Kinh tế tập thể.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế nhà nước.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 7: Ngành nào chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP (phân theo khu vực kinh tế)?

A. Công nghiệp, dịch vụ.

B. Du lịch, dịch vụ.

C. Công nghiệp, nông nghiệp.

D. Thương nghiệp, công nghiệp.

Câu 8: Giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam là nước thứ mấy ở Châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiểu?

A. Thứ tư.

B. Thứ ba.

C. Thứ hai.

D. Đầu tiên.

Câu 9: Việt Nam đã hoàn thành xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vào năm bao nhiêu?

A. Năm 2001.

B. Năm 2000.

C. Năm 2003.

D. Năm 2004.

Câu 10: Tính đến năm 2023, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với

A. 142 quốc gia và vùng lãnh thổ.

B. 126 quốc gia và vùng lãnh thổ.

C. 193 quốc gia và vùng lãnh thổ.

D. 186 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Câu 11: Một trong những nguyên tắc hàng đầu được thực hiện trong quá trình đổi mới ở Việt Nam là

A. coi nội lực là nhân tố quyết định.

B. đảm bảo độc lập dân tộc và kiên định con đường xã hội chủ nghĩa.

C. tiến hành đồng bộ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

D. đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?

A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

B. Đổi mới toàn diện, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

C. Đổi mới phải vì lợi ích của cá nhân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cá nhân đó.

D. Kết hợp nội lực và ngoại lực, kết hơp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

Câu 2: Đâu không phải nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?

A. Kinh tế đối ngoại phát triển.

B. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng.

C. Thị trường xuất khẩu giảm.

D. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng.

Câu 3: Đâu không phải là thành tựu cơ bản về văn hóa – xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

A. Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng.

B. Tỉ lệ hộ nghèo giảm.

C. Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.

D. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng, tuổi thọ trung bình giảm.

Câu 4: Thành tựu hội nhập quốc tế về chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là

A. Tăng cường mối quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.

B. Đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.

D. Triển khai hợp tác, giao lưu văn hóa, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về văn hóa từ năm 1986 đến nay?

A. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, báo chí còn lạc hậu, chưa phát triển.

B. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.

C. Nhiều di sản lịch sử, văn hóa được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa của thế giới.

D. Các phong trào xây dựng về đời sống văn hóa, gia đình văn hóa đạt kết quả tích cực.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về xã hội từ năm 1986 đến nay?

A. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo hiểm y tế được mở rộng.

B.  Cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu chế tạo.

C. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục.

D. Nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí,... được đáp ứng tốt hơn.

Câu 7: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp được thể hiện ở

A. Nhân dân được phát huy quyền làm chủ, lao động sáng tạo.

B. Khơi nguồn sáng tạo, chủ động và phát huy các nguồn lực của nhân dân trong cơ chế thị trường.

C. Đổi mới từ tư duy, nhận thức đến thực tiễn hành động.

D. Kết hợp nội lực, ngoại lực tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển nhanh và bền vững.

Câu 8: Đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân được thể hiện ở

A. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới. 

B. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước, cả hệ thống chính trị.

C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

D. Phát huy, khai thác các nguồn lực trong nước.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay?

A. Lạm phát được kiểm soát tốt.

B. Cơ cấu kinh tế chuyển biến.

C. Mức sống của dân cư rất cao.

D. Tăng trưởng kinh tế khá cao.

Câu 10: Đâu không phải là thành tựu chủ yếu về hội nhập quốc tế của Việt Nam?

A. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế.

B. Tham gia các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, an ninh, ngoại giao,…

C. Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh,…của khu vực và quốc tế.

D. Từ hội nhập kinh tế khu vực đến hội nhập kinh tế quốc tế.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Từ một quốc gia bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã đạt được thành tựu hội nhập chính trị quốc tế của Việt Nam thời kì Đổi mới:

  1. Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia (2021) và vùng lãnh thổ trên thế giới.
  2. Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều quốc gia.
  3. Thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia.
  4. Có quan hệ với Quốc hội và Nghị viện của hơn 140 nước.

Số câu đúng là:

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 2: Quan sát biểu đồ dưới đây và nêu nhận xét về thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1995-2022:

Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (1995-2022)

(Nguồn: Niên giám thống kê)

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Dân chủ trong lĩnh vực chính trị, xã hội có những bước tiến mới. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức nhà nước, đoàn thể và xã hội, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử được mở ộng và có những bước tiến mới. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lí các hành vi vi phạm quyền dân chủ được chú trọng hơn”.

(Phùng Hữu Phú và các tác giả, 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam,

                                                                  NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.244)

a. Đoạn tư liệu đề cập đến thành tựu của công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị.

b. Trong thời kì Đổi mới, nền dân chủ được thực hiện và phát huy một cách rộng rãi.

c. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa sẽ hạn chế các quyền dân chủ.

d. Đoạn tư liệu đề cập đến thành tựu của công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị

Trả lời

a. Đ

b. Đ

c. S

d. Đ

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Phân loại

Thành tựu chủ yếu

Cơ chế quản lí kinh tếChuyển từ nền kinh tế kế hoặc tập chung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quy mô kinh tếQuy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng; là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Cơ cấu kinh tếCơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Kinh tế 

đối ngoại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gia tang; cán cân thương mại chuyển biến dần từ nhập siêu sang xuất siêu; thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay