Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 14: KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP HỒ CHÍ MINH

(38 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh quê ở

A. Nghệ An.

B. Cà Mau.

C. Hà Nội.

D. Hải Phòng.

Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở nhỏ tên là

A. Nguyễn Sinh Sắc.

B. Nguyễn Sinh Cung.

C. Nguyễn Tất Thành.

D. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 3: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại đâu?

A. Số 5 Châu Văn Liêm.

B. Bến cảng Nhà Rồng.

C. Số 20 Bến Vân Đồn.

D. Bến cảng Hải Phòng.

Câu 4: Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước, với tên gọi mới là

A. Nguyễn Sinh Cung.

B. Nguyễn Văn Thành.

C. Lý An Nam.

D. Văn Ba.

Câu 5: Năm 1919, bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị quốc tế nào?

A. Hội nghị Véc-xai.

B. Hội nghị Oa-sinh-tơn.

C. Hội nghị Pa-ri.

D. Hội nghị Pốt-xđam.

Câu 6: Trong những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở đâu?

A. Pháp.

B. Trung Quốc.

C. Liên Xô.

D. Việt Nam.

Câu 7: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) quyết định thành lập

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. chính quyền Xô Viết.

D. chính phủ công nông binh.

Câu 8: Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh vào thời gian nào?

A. Tháng 7-1982.

B. Tháng 9-1942.

C. Tháng 6-1982.

D. Tháng 8-1942.

Câu 9: : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào? 

A. 01-09-1945.

B. 02-09-1945.

C. 03-09-1945.

D. 04-09-1945.

Câu 10: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

A. Pháp.

B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Liên Xô.

Câu 11: Ông Nguyễn Sinh Sắc – bố Chủ tịch Hồ chí Minh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của Người?

A. Người cần mẫn, nhân hậu, có học thức.

B. Người nuôi dưỡng các con bằng tình yêu thương và những điệu hò câu ví của dân ca xứ Nghệ.

C. Tiếp xúc với sách báo mới, thường bàn luận về các phong trào yêu nước.

D. Một tấm gương kiên trì về ý chí vượt khó vươn lên, người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.

Câu 12: Bà Hoàng Thị Loan – mẹ Chủ tịch Hồ chí Minh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của Người?

A. Một sĩ phu yêu nước lãnh đạo các phong trào đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm.

B. Người cần mẫn, nhân hậu, có học thức; nuôi dưỡng các con bằng tình yêu thương và những điệu hò câu ví của dân ca xứ Nghệ.

C. Tiếp xúc với sách báo mới, thường bàn luận về các phong trào yêu nước.

D. Một tấm gương kiên trì về ý chí vượt khó vươn lên, người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.

Câu 13: Nguyễn Sinh Cung theo cha mẹ vào Huế sinh sống vào thời gian nào?

A. Năm 1890.

B. Năm 1910.

C. Năm 1906.

D. Năm 1895.

Câu 14: : Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vào thời gian nào?

A. Năm 1940.

B. Năm 1941.

C. Năm 1942.

D. Năm 1943.

Câu 15: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 12-1944.

B. Tháng 5-1941.

C. Tháng 9-1942.

D. Tháng 7-1943.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Hoàn cảnh đất nước ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh là gì?

A. Thực dân Pháp xâm lược và từng bước áp đặt cách cai trị ở Việt Nam.

B. Các phong trào yêu nước chống Pháp đều thành công.

C. Hai miền Nam – Bắc thống nhất.

D. Đất nước bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến đến xã hội chủ nghĩa.

Câu 2: Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc thuộc địa 

A. phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. 

B. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. 

C. phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế. 

D. chỉ có thể đi theo con đường cách mạng tư sản.

Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? 

A. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai (18-6-1919). 

B. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. 

C. Viết bài và làm chủ nhiệm cho báo Người cùng khổ. 

D. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ năm (1924).

Câu 4: : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 trong bối cảnh nào? 

A. Nước ta sạch bóng quân thù. 

B. Quân Đồng minh chưa tiến vào Đông Dương. 

C. Nước ta có một chính phủ hợp hiến. 

D. Nhân dân ta đã giành được chính quyền.

Câu 5: Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.

B. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

D. Chuẩn bị điều kiện để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1941 đến năm 1945?

A. Sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).

B. Ra Chỉ thị Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

C. Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài.

D. Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969?

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng trời Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào”.

(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn độc lập: Những khát vọng về quyền 

dân tộc và quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 

Hà Nội, 2013, tr.108)

a. Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc.

b. Kế thừa tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảnh Nhà Rồng, hướng sang phương Đông để bắt đầu cược hành trình tìm đường cứu nước

c. Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi.

d. Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã bước đầu giải quyết được sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.

Trả lời

a. Đ

b. S

c. Đ

d. S

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền của dân tộc Việt Nam.

Bản Yêu sách dù không được Hội nghị Véc-xai chấp nhận, nhưng đã trở thành “tuyên ngôn chính trị” báo hiệu sự mở đầu của giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay