Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
(43 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)
Câu 1: Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin trên báo
A. Người cùng khổ.
B. Nhân đạo.
C. Nhân dân.
D. Thanh niên.
Câu 2: Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc
A. đưa bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai.
B. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. đọc Sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
D. thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 3: Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc
A. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. tham gia thành lập Hôi liên hiệp thuộc địa.
C. chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
D. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 4: Để chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị về
A. chính trị, tư tưởng.
B. kinh tế, tư tưởng.
C. văn hóa, chính trị.
D. văn hóa, xã hội.
Câu 5: Năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập, chủ trì
A. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Hội nghị lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 6: Văn kiện được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Đường Kách mệnh.
C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 7: Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương được tổ chức tại đâu?
A. Cao Bằng.
B. Thái Nguyên.
C. Tuyên Quang.
D. Hà Nội.
Câu 8: Mặt trận Việt Minh được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 5-1942.
B. Tháng 5-1949.
C. Tháng 5-1941.
D. Tháng 5-1944.
Câu 9: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào?
A. 21-10-1943.
B. 22-12-1944.
C. 25-12-1944.
D. 26-12-1954.
Câu 10: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập diễn ra vào thời gian nào?
A. 19-5-1890.
B. 2-9-1945.
C. 5-6-1911.
D. 20-12-1946.
Câu 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào?
A. 16-12-1946.
B. 17-12-1946.
C. 18-12-1946.
D. 19-12-1946.
Câu 12: Ai là người chủ trì Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)?
A. Võ Nguyên Giáp.
B. Hồ Chí Minh.
C. Trường Chinh.
D. Trần Phú.
Câu 13: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức nào?
A. Việt Nam độc lập Đồng minh.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Đội cứu quốc có dân.
D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
2. THÔNG HIỂU (13 CÂU)
Câu 1: Sự kiện nào sau đây giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).
B. Gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920).
Câu 2: Ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước là
A. chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam.
B. mở ra giai đoạn phát triển mới cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
C. hoàn tất quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 3: Việc Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. Chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác.
C. Giúp Nguyễn Ái Quốc thấy được mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Giúp Nguyễn Ái Quốc rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên trường quốc tế? A. Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18-6-1919).
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
C. Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Đường kách Mệnh.
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố tác động đến việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản năm 1920?
A. Sự biến động của thời đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
B. Yêu cầu tìm kiếm 1 con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
C. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.
D. Sự nhạy bén trong nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc?
A. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
B. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa có thể thành công trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
D. Khẳng định vai trò của chính đảng vô sản trong thắng lợi của cách mạng.
Câu 7: Sự kiện nào sau đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
B. Nguyễn Ái quốc hoàn thành lớp đào tạo cán bộ (1927).
C. Ba tổ chức cộng sản của Việt Nam được thành lập (1929).
D. Đảng viên Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa (1929).
Câu 8: Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 có ý nghĩa như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Chứng tỏ chủ nghĩa Mác Lê-nin đã xâm nhập mạnh mẽ vào phong trào công nhân.
B. Bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
D. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn đấu tranh tự giác.
Câu 9: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa
A. phong trào công nhân, phong trào tư sản và phong trào nông dân.
B. phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
C. chủ nghĩa Mác Lê-nin và phong trào công nhân.
D. chủ nghĩa Mác Lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 10: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ trước hết của cách mạng là gì?
----------------------
---------- Còn tiếp ----------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“… Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “ Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác-Lê-nin”,
trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)
a. Lúc đầu, chính phủ là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba.
b. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc “hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba” đã đánh dấu cuộc hành trình tìm đường cứu nước được kết thúc.
c. Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã đọc nhiều cuốn sách của Lên-nin.
d. Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba vì đó là con đường cứu nước gắn giải phóng dân tộc với tiến bộ xã hội.
Trả lời
a. Đ
b. Đ
c. S
d. Đ
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đầu năm 1927, một cuốn sách mỏng với nhan đề là “Đường Kách mệnh” được “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông” xuất bản,…. Cuốn sách tóm tắt những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam… Nếu trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc thẳng tay vạch trần những tội ác của đế quốc Pháp trong những lãnh thổ thuộc địa bao la của chúng thì trong cuốn “ Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cụ thể giải phóng dân tộc”.
(E.Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh,
NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1985, tr.142)
a. Cuốn Đường Kách mệnh là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc).
b. Cùng với báo Thanh niên, cuốn sách Đường Kách mệnh về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
c. Tác phẩm Bản ác chế độ thực dân Pháp và cuốn Đường Kách mệnh đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, phục vụ cho hoạt động cách mạng.
d. Trong cuốn Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu vạch ra phương hướng, con đường cụ thể để giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trả lời
a. Đ
b. S
c. Đ
d. Đ
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam). Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam: làm cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do. Lực lượng cách mạng toàn dân tộc (nòng cốt là công - nông). Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là “Độc lập, tự do”.
----------------------
---------- Còn tiếp ----------
=> Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc