Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 12: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 

TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1975

(42 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu diễn ra chủ yếu ở đâu?

A. Nhật Bản, Trung Quốc.

B. Pháp, Trung Quốc.

C. Pháp, Anh, Mỹ.

D. Nhật Bản, Mỹ.

Câu 2: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là

A. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.

B. tìm kiếm sự giúp đỡ của Nhật, giành độc lập dân tộc.

C. tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp, giành độc lập dân tộc.

D. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 3: Hoạt động cải cách của Phan Châu Trinh diễn ra chủ yếu ở

A. Mỹ.

B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Pháp.

Câu 4: Xu hướng cách mạng của Phan Châu Trinh là

A. cải cách ôn hòa.

B. bạo động cách mạng.

C. vừa cải cách vừa bạo động.

D. thương lượng và đàm phán.

Câu 5: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đảng Cộng sản Pháp.

C. Đảng Cộng sản An Nam.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 6: Trong những năm 1923-1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra chủ yếu ở

A. Nhật Bản và Liên Xô.

B. Trung Quốc và Mỹ.

C. Liên Xô và Trung Quốc.

D. Anh và Liên Xô.

Câu 7: Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với

A. chủ nghĩa Mác Lê-nin.

B. tư bản chủ nghĩa.

C. xã hội chủ nghĩa.

D. tinh thần quốc tế.

Câu 8: Trọng tâm hoạt động đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là

A. giải quyết nạn đói.

B. phục vụ cho kháng chiến.

C. giải quyết nạn dốt.

D. vận động nhân dân kháng chiến.

Câu 9: Hiệp định Sơ bộ được Việt Nam kí với Pháp vào

A. 6-3-1954.

B. 12-12-1946.

C. 14-9-1945.

D. 6-3-1946.

Câu 10: Tạm ước Việt – Pháp được Việt Nam kí với Pháp vào

A. 14-9-1946.

B. 12-12-1946.

C. 14-9-1945.

D. 6-3-1946.

Câu 11: Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 4-1951.

B. Tháng 2-1951.

C. Tháng 3-1951.

D. Tháng 5-1952.

Câu 12: Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập ở đâu?

A. Tuyên Quang.

B. Cao Bằng.

C. Thái Nguyên.

D. Lạng Sơn.

Câu 13: Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết vào thời gian nào?

A.  Năm 1954.

B. Năm 1955.

C. Năm 1956.

D. Năm 1957.

Câu 14: Năm 1965, Hội nghị nhândân ba nước Đông Dương diễn ra tại đâu?

A. Hà Nội (Việt Nam).

B. Phnôm Pênh (Lào).

C. Viêng Chăn (Lào).

D. Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 15: Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương ra tuyên bố chung vào thời gian nào?

A. Năm 1965.

B. Năm 1967.

C. Năm 1970.

D. Năm 1972.

2. THÔNG HIỂU (18 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu?

A. Mục đích hoạt động đối ngoại là tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. 

B. Đầu năm 1905, đưa 200 thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường tư thục ở Trung Quốc.

C. Tham gia liên minh giữa Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam.

D. Tham giá Đông Á đồng minh.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh?

A. Cử người liên lạc với một số tổ chức như Công sứ Đức để tìm kiếm sự giúp đỡ.

B. Mục đích hoạt động đối ngoại là vận động cải cách cho Việt Nam.

C. Sang Pháp, tổ chức, đảng phái tiến bộ, gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp để phê phán chính quyền thực dân.

D. Thành lập một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc (1911-1930)?

A. Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hóa của Pháp và nhiều nước châu Âu.

B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Hội Liên hiệp thuộc địa.

C. Tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản.

D. Quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.

Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

A. cùng đi theo khuynh hướng phong kiến.

B. cùng muốn cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.

C. cùng đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. cùng muốn dùng bạo lực để chống Pháp.

Câu 5: Vì sao vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

A. Nhật đánh thắng đế quốc Nga.

B. Nhật là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận nước thuộc địa.

C. Nhật đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa.

D. Sau cải cách Minh Trị, Nhật trở thành nước tư bản hùng mạnh nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Câu 6: Ý nào dưới đây là mục đích hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc những năm 1920-1930?

A. Trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

B. Tìm kiếm sự giúp đỡ của những nhà yêu nước và nhân dân Nhật Bản đối với công cuộc giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

C. Tìm kiếm sự giúp đỡ, ủng hộ vật chất và tinh thần của nhân dân Lào, Xiêm và Trung Quốc.

D. Tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đã đặt nền móng cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các tổ chức chính trị cách mạng.

Câu 7: Từ năm 1930, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm mục đích gì?

A. Phục vụ đấu tranh, hoàn thành thống nhất đất nước.

B. Giải quyết vấn đề thuộc địa của các nước.

C. Xác lập củng cố quan hệ với các đảng cộng sản và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới.

D. Tìm kiếm sự trợ giúp, ủng hộ của các nước thuộc địa.

Câu 8: Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đâu không phải là hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tàn sát người dân chịu sưu dịch, trấn áp nho sĩ, phá các trường học và các hội buôn được thành lập theo đúng lời chỉ dẫn của Chính phủ, đó là những biện pháp mà Nhà nước Đông Dương đã thực hiện sau các cuộc biểu tình khẩn nài của dân Nam chống lại sưu cao dịch nặng đã đảy họ vào cảnh nghèo và chết đói…”

(Phan Châu Trinh, Điều trần gửi Hội nhân quyền (Pa-ri, 1912): Những cuộc 

biểu tình năm 1908 của dân Trung Kì, trích trong: Phân Châu Trinh,

 Toàn tập, Tập 2, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2005, tr.161)

a. Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã thi hành những chính sách không phù hợp sau cuộc biểu tình của nhân dân Trung Kì.

b. Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã có những dấu hiệu đi ngược lại với chính sách của Chính Phủ Pháp.

c. Chính phủ Pháp đã chỉ đạo đàn áp các cuộc biểu tình của người dân Việt Nam.

d. Chính phủ Pháp đã chỉ đạo phá các trường học và hội buôn ở Đông Dương.

Trả lời

a. Đ

b. Đ

c. S

d. S

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chưa có quốc gia nào trên thế giới công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 được kí kết giữa Chính phủ ta với đại diện Chính phủ Pháp ở Việt Nam mới là sự “thừa nhận trên thực tế”, sự có mặt của đại diện các phái bộ Đồng minh trong lễ kí tại Hà Nội cũng mang ý nghĩa đó. Nhưng đến Hội nghị Giơ-ne-vơ, với bản tham dự của năm cường quốc, bản tuyên bố cuối cùng đã ghi nhận nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia”.

(Vũ Dương Ninh, Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 - 2010

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.143-144)

a. Với Hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được công nhân bởi các nước trên thế giới.

b. Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, các nước lớn không còn can thiệp vào Việt Nam.

c. Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, các nước Đồng minh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

d. Với Hiệp định Giơ-ne-vơ, vị thế quốc tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được nâng cao.

Trả lời

a. S

b. S

c. S

d. Đ

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng và tương trợ”. Phải đặc biệt chú ý điều này: một là thuật ngoại giao là làm cho các nước mình ít đi kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết: hai là muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực”.

(Đảng Cộng sản Đông Dương, Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc

ngày 25-11-1945)

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay