Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

(41 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là 

A. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 

B. cả nước độc lập, thống nhất. 

C. miền Nam được hoàn toàn giải phóng. 

D. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

Câu 2: Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là

A. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

B. đất nước chưa được thống nhất.

C. miền Nam được hoàn toàn giải phóng.

C. cả nước độc lập, thống nhất.

Câu 3: Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, Đảng ta đã có chủ trương gì?

A. Giải phóng giai cấp nông dân.

B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Khôi phục kinh tế.

D. Cải tạo xã hội chủ nghĩa

Câu 4: Nhân dân miền Nam đứng lên khởi nghĩa bắt đầu từ cuộc nổi dậy ở

A. Trà Bồng (Quảng Ngãi), Định Thủy (Bến Tre).

B. Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận).

C. Trà Bồng (Quảng Ngãi), Bác Ái (Ninh Thuận).

D. Định Thủy (Bến Tre), Vĩnh Thạnh (Bình Định).

Câu 5: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào thời gian nào?

A. Ngày 20-11-1960.

B. Ngày 20-10-1960.

C. Ngày 20-12-1960.

D. Ngày 20-09-1960.

Câu 6: Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền nào?

A. Mỹ - Diệm.

B. Pháp.

C. Nhật.

D. Đức.

Câu 7: “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào do Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?

A. Chiến tranh đặc biệt.

B. Chiến tranh cục bộ.

C. Việt Nam hóa chiến tranh.

D. Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 8: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mỹ?

A. Trận Vạn Tường (18-8-1965).

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972).

C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).

D. Tổng tiến công tết Mậu Thân (1968).

Câu 9: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” bằng thắng lợi nào?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

C. Mỹ kí Hiệp định Pari năm 1973.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.

Câu 10: Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là 

A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

B. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

D. Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Câu 11: Chiến tranh cục bộ đã đưa quân dân miền Nam giành thắng lợi trên các mặt trận nào?

A. chính trị, quân sự, binh vận.

B. chính trị, quân sự, ngoại giao.

C. chính trị, binh vận, ngoại giao.

D. chính trị, kinh tế, ngoại giao.

Câu 12: Sự kiện nào buộc Mỹ phải tuyên bố “Phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược?

A. Chiến thắng của nhân dân hai miền Nam – Bắc vào cuối năm 1968.

B. Âm mưu phá hoại miền Bắc của Mỹ bị đánh bại.

C. Mỹ bị bất ngờ tấn công vào xuân 1968.

D. Giôn-sơn lên làm Tổng thống Mỹ.

Câu 13: Mỹ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” nhằm mục đích gì?

A. Buộc phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mỹ.

B. Lấy cớ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.

C. Buộc Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải rút quân ra miền Bắc.

D. Lấy cớ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân, hải quân.

Câu 14: Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu

A. quân đội Sài Gòn.

B. quân Mỹ.

C. quân đồng minh của Mỹ.

D. cố vấn Mỹ.

Câu 15: Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?

A. Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào.

B. Chiến dịch Tây Nguyên.

C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)? 

A. Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam.

B. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng.

C. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng.

D. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam.

Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)? 

A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mỹ.

B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

D. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ.

Câu 3: Vì sao Mỹ lại chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam? 

A. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại.

B. Phong trào “Đồng khởi” đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam.

C. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam.

D. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố.

Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ? 

A. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966. 

B. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967. 

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 

D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Câu 5: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là 

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. Là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới.

D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Câu 6: Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) đối với Việt Nam?

A. Kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng.

B. Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước Việt Nam.

D. Mở ra kỉ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 7: Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là

A. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

B. Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc Đông Dương. 

C. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. 

D. Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải bối cảnh lịch sử thế giới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“… Con đường phát triển cơ bản của Cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân… Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lự lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”.

(Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành

 Trung ương Đảng (1959), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập

Tập 36, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.82)

a. Nghị quyết phản ánh sự chủ động. linh hoạt điều chỉnh sách lược của Đảng Lao động Việt Nam đối với cách mạng miền Nam.

b. Nghị quyết khẳng định sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân.

c. Nghị quyết của Đảng Lao động Việt Na, (năm 1059) mở ra bước ngoặt của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Nam.

d. Con đường duy nhất lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm ở miền Nam là sử dụng lực lượng vũ trang.

Trả lời

a. Đ

b. Đ

c. S

d. S

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Vào 2 giờ 45 sáng ngày 30-1-1968, một đơn vị đặc công Việt Cộng đã dùng mìn nổ sập một mảng lớn tường bao quanh Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn và tấn công vào sân sau tòa đại sứ. Trong sáu giờ tiếp theo, một trong những biểu tượng quna trọng nhất về sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam đã trở thành sân khấu của một trong những màn trình diễn kịch tính nhẩ trong cuộc chiến tranh,… Trận đánh vào Đại sứ quán Mỹ chỉ là một phần nhỏ của cuộc Tổng tấnc ông Tết Mậu Thân 1968, một cuộc tấn công đồng loạt có hiệp đồng của Quân Giải phóng và các khu vực đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam”.

(Gio-giơ Hơ-ring, Cuộc chiến dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam 

(1950–1975), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.312)

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay