Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
BÀI 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
(34 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Xu thế đa cực được hình thành từ
A. sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
B. sau khủng hoảng năng lượng 1973.
C. sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
D. sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Câu 2: Xu thế đa cực được thể hiện rõ trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XI.
B. Đầu thế kỉ XX.
C. Đầu thế kỉ XX.
D. Đầu thế kỉ XXI.
Câu 3: Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra thời kì mới của thế giới với xu thế phát triển chính nào?
A. Thế giới đơn cực.
B. Đối thoại, hợp tác.
C. Văn hóa, xã hội là trọng tâm.
D. Phản toàn cầu hóa.
Câu 4: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào:
A. Kinh tế.
B. Đối ngoại.
C. Văn hóa.
D. Chính trị.
Câu 5: Thế nào là xu thế đa cực?
A. Chỉ có một cực trong quan hệ quốc tế.
B. Nhiều cực, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.
C. Tối đa hai cực đối lập, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.
D. Nhiều cực, chi phối bởi hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.
Câu 6: Đâu là biểu hiện sự hình thành của trật tự thế giới đa cực?
A. Sự nổi lên của các siêu cường quốc.
B. Sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế.
C. Sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau của các quốc gia.
D. Sự tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.
Câu 7: Đa cực là gì?
A. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới với những xu thế phát triển chính (kinh tế là trọng tâm; toàn cầu hóa; đối thoại, hợp tác; đa cực trong quan hệ quốc tế) và không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.
B. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau, trong đó không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.
C. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới mà trong đó chỉ có một trung tâm quyền lực, một trung tâm sức mạnh, ưu thế áp đảo của một quốc gia so với các quốc gia còn lại.
D. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới mà trong đó chỉ có một trung tâm quyền lực, một trung tâm sức mạnh và một trung tâm thông qua quyết định, đã tác động rất lớn tới nền an ninh của tất cả các quốc gia nằm trong khuôn khổ của hệ thống đơn cực đó.
Câu 8: Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử:
A. Khách quan.
B. Tất yếu.
C. Đúng quy luật.
D. Chủ quan.
Câu 9: Biểu hiện đầu tiên của xu thế đa cực là:
A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,…của các nước lớn.
B. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
C. Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.
D. Các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới.
Câu 10: Nhân tố nào giữ vai trò quyết định sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh?
A. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
B. Các chính sách hỗ trợ, đầu tư ra nước ngoài.
C. Đẩy mạnh đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.
D. Chạy đua vũ trang và phát triển kinh tế.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Hai cực có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong xu thế đa cực là:
A. Mỹ và Hàn Quốc.
B. Mỹ và Trung Quốc.
C. Đức và Nhật Bản.
D. Nga và Ấn Độ.
Câu 2: Vì sao sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế?
A. Tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, nâng cao đời sống của người dân.
B. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa.
C. Tiếp tục khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
D. Khẳng định vai trò của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
A. Xu thế lấy phát triển giáo dục là trọng tâm.
B. Xu thế đa cực.
C. Xu thế toàn cầu hóa.
D. Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.
Câu 4: Nguyên nhân nào thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa?
A. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh.
B. Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh; sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ.
D. Sự đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng về các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
A. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, nâng cao đời sống người dân.
B. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh cùng sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa.
C. Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.
D. Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế quyền lực áp đảo.
Câu 6: Đâu không phải là một trong những xu thế phát triển chính của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc?
A. Kinh tế là trọng tâm.
B. Toàn cầu hóa.
C. Đơn cực trong quan hệ quốc tế.
D. Đối thoại, hợp tác
Câu 7: Nguyên nhân nào thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa?
A. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh.
B. Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh; sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ.
D. Sự đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng về sự hình thành của trật tự thế giới đa cực?
A. Là một tiến trình lịch sử khách quan.
B. Là sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế.
C. Phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
D. Phản ánh quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, khu vực trên phạm vi toàn cầu.
Câu 9: Đâu không phải là một trong các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên kết khu vực tiêu biểu có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới?
A. WTO.
B. F20.
C. ASEM.
D. ASEAN.
Câu 10: Đâu không phải là một trong những nước lớn có tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại:
----------------------
---------- Còn tiếp ----------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô – Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hung thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học – kĩ thuật”.
(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)
a. Xu thế chính trong quan hệ giữa các nước sau Chiến tranh lạnh là hợp tác, đối thoại.
b. Sức mạnh tổng hợp quốc gia bao gồm hai nhân tố chính là kinh tế và khoa học – kĩ thuật.
c. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và sự suy yếu của Mỹ trong thời kì Chiến tranh lạnh là do việc chạy đua vũ trang, đối đầu về chính trị - quân sự kéo dài giữa hai cường quốc.
d. Sự vươn lên của Đức, Nhật và NICs (các nước công nghiệp mới) đã tác động đến xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
Trả lời
a. Đ
b. S
c. Đ
d. Đ
Câu 2: Cho bảng dữ liệu dưới đây:
Bảng 1. Một số trung tâm quyền lực thế giới
Mỹ | Vẫn là cường quốc số một thế giới. Với sức mạnh vượt trội về kinh tế, quân sự, khoa học, kĩ thuật,…, Mỹ có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế. |
Trung Quốc | Vươn lên mạnh mẽ, vượt Nhật Bản (năm 2010) để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ), sức mạnh quân sự không ngừng được tăng cường. |
Liên minh Châu Âu (EU) | Tiếp tục là tổ chức liên kết khu vực chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu về kinh tế, thương mại. |
Liên bang Nga | Phục hồi mạnh mẽ, là một trong những cường quốc hàng đầu về quân sự, khoa học, kĩ thuật. |
----------------------
---------- Còn tiếp ----------
=> Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh