Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI 

CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

(43 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (17 CÂU)

Câu 1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại đâu?

A. Băng Cốc.

B. Hà Nội.

C. Viêng Chăn.

D. Bắc Kinh

Câu 2: : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á viết tắt là

A. ASEAN.

B. UNICEF.

C. UNESCO.

D. WTO.

Câu 3: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào?

A. 08-07-1967.

B. 08-08-1967.

C. 01-1959.

D. 10-1967.

Câu 4: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chính thức thành lập với sự tham gia của bao nhiêu nước?

A. 2 nước.

B. 4 nước.

C. 5 nước.

D. 3 nước.

Câu 5: Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào?

A. 1967.

B. 1995.

C. 1999.

D. 1997.

Câu 6: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào và ở đâu?

A. Tháng 8-1968, tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).

B. Tháng 8-1968, tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).

C. Tháng 8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan).

D. Tháng 10-1967, tại Xin-ga-po.

Câu 7: Lào và Mi-an-ma gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào?

A. 1967.

B. 1995.

C. 1999.

D. 1997.

Câu 8: Tính đến thời điểm hiện tại, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có bao nhiêu nước thành viên?

A. 3 nước.

B. 6 nước.

C. 9 nước.

D. 10 nước.

Câu 9: Tuyên bố quan trọng khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

A. Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN.

B. Tuyên bố Ba-li II.

C. Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập.

D. Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN.

Câu 10: Trong khu vực Đông Nam Á, nước nào chưa gia nhập ASEAN?

A. Phi-líp-pin.

B. Mi-an-ma.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Đông Ti-mo.

Câu 11: Nước thứ 6 gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Bru-nây.

D. Cam-pu-chia.

Câu 12: Từ khi thành lập đến nay, tổ chức ASEAN đã trải qua bao nhiêu giai đoạn phát triển chính?

A. Ba giai đoạn.

B. Bốn giai đoạn.

C. Năm giai đoạn.

D. Sáu giai đoạn.

Câu 13: Mục đích thành lập của ASEAN là

A. thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực.

B. can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia.

C. giúp các nước Đông Dương chống Mỹ.

D. cạnh tranh với các tổ chức liên kết khu vực.

Câu 14: Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là 

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

C. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

Câu 15: Năm 1963, khối MAPHILINDO được thành lập bởi ba nước thành viên nào?

A. Pháp, Mỹ và Triều Tiên.

B. Thái Lan, Việt Nam và Ma-lai-xi-a.

C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin.

D. Nhật Bản, Trung Quốc và Anh.

Câu 16: Tháng 7-1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) được thành lập với sự tham gia của ba nước thành viên nào?

A. Phi-líp-pin, Đông-ti-mo và Sing-ga-po.

B. Thái Lan, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.

C. Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Việt Nam.

D. Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan.

Câu 17: Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. Tháng 7-1961.

B. Tháng 12-1961.

C. Tháng 3-1962.

D. Tháng 7-1967.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

A. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia.

B. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực.

C. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ về kinh tế - tài chính từ Liên Xô.

D. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương tiếp tục leo thang.

Câu 2: Vì sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”

A. Đây là lần đầu tiên 10 nước Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức thống nhất.

B. Vì ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên.

C. ASEAN quyết định lập diễn đàn khu vực (ARF).

D. Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN.

Câu 3: Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN? 

A. Kinh tế ASEAN bắt đầu tăng trưởng. 

B. Mối quan hệ giữa các nước hòa dịu. 

C. ASEAN được nâng tầm ảnh hưởng trên thế giới. 

D. Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

Câu 4: Nước nào sau đây ở Đông Nam Á không phải là nước kí tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1967?

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lai-xi-a.

C. Bru-nây.

D. Phi-líp-pin.

Câu 5: Đâu không phải là mục đích khi thành lập ASEAN?

A. Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội.

B. Phấn đấu để ASEAN trở thành tổ chức bao gồm tất cả các quốc gia châu Á.

C. Tạo điều kiện cho các nước thành viên phát triển và hội nhập với khu vực, thế giới.

D. Phấn đấu để Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng.

Câu 6: Từ năm 2015 đến nay, thành lập và xây dựng Cộng đồng ASEAN không nhằm lĩnh vực

A. chính trị - an ninh.

B. kinh tế.

C. văn hóa – xã hội.

D. an ninh quốc phòng.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990-2015?

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Thứ ba, để thực hiện các tôn chỉ và mục đích của ASEAN, sẽ thiết lập bộ máy dưới đây: a, Hội nghị hằng năm của các Ngoại trưởng sẽ được tiến hành trên cơ sở luân phiên và được gọi là Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN ... Thứ tư, Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia”.

(Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ( Tuyên bố Băng Cốc ),

 ngày 8-8-1967)

a. ASEAN mở rộng cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.

b. Hội nghị Ngoại trưởng là cơ chế quyền lực hàng đầu giải quyết các vấn đề của ASEAN.

c. Hội nghị Ngoại trưởng diễn ra không theo định kì.

d. Hiệp hội hoạt động trên cơ sở đồng thuận giữa các quốc gia.

Trả lời

a. Đ

b. S

c. Đ

d. Đ

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong thập niên 1990, các nước ASEAN đã xúc tiến việc thực hiện những mục tiêu của Tuyên bố ZOPFAN nhằn biến Đông Nam Á thành khu vực tự do, hòa bình hoặc trung lập. Từ tháng 12-1987, Hội nghị cấp cao ASEAN-3 tại Ma-ni-la, các nước ASEAN đã khẳng định quyết tâm biến Đông Nam Á thành khu vực phi vũ khí hạt nhân. Sau đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-5 ở Băng Cốc (12-1995), các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí kết Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ)”.

(Linh Ninh (Chủ biên), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến nay

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.839)

----------------------

---------- Còn tiếp ----------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay