Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1:Đâu không phải là một trong các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên kết khu vực tiêu biểu có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới?
A. Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRIC)
B. Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)
C. Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA)
D. Tổ chức lương thực và nông nghiệp (FAO)
Câu 2: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở đâu?
A. Manila, Philippines
B. Jakarta, Indonesia
C. Bangkok, Thái Lan
D. Kuala Lumpur, Malaysia
Câu 3: Ý nào dưới đây nêu lên đặc điểm của trật tự thế giới mới được hình thành sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ?
A. Mỹ và Trung Quốc là hai siêu cường nắm hoàn toàn quyền chi phối quan hệ quốc tế
B. Vai trò của các trung tâm, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực bị suy giảm
C. Sự hình thành trật tự bị chi phối bởi kết quả của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
D. Sự hình thành trật tự là tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc
Câu 4: Theo nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, các quốc gia thành viên phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng cách nào?
A. Thực hiện các biện pháp quân sự
B. Thỏa thuận thông qua đối thoại hòa bình
C. Hợp tác với các tổ chức vũ trang khu vực
D. Áp đặt các lệnh cấm vận
Câu 5: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập nhằm mục tiêu gì?
A. Tăng cường quan hệ quốc tế
B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực
C. Cải thiện hệ thống thương mại toàn cầu
D. Tăng cường sức mạnh quân sự
Câu 6: Biểu tượng tiêu biểu nhất cho sự kết thúc Chiến tranh lạnh là:
A. Con đường Bantic
B. Bức tường Berlin
C. Sân bay Berlin Tempelhof trong Cuộc không vận Berlin
D. Máy bay trinh sát P-3A
Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm chính của chiến tranh lạnh?
A. Hai phe đối lập không ngừng tuyên truyền để củng cố vị thế của mình và tiến hành các hoạt động gián điệp nhằm thu thập thông tin về đối phương
B. Hai phe đối đầu liên tục tăng cường vũ trang và phát triển vũ khí hạt nhân, dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang
C. Chiến tranh lạnh là cuộc chạy đua giữa hai siêu cường trong việc nghiên cứu và phát triển công nghệ không gian
D. Chiến tranh Lạnh đánh dấu sự tan rã của Liên Xô và sự kết thúc của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
Câu 8: ASEAN không hoạt động dựa trên mục đích nào?
A. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc
B. Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức giáo dục và cung cấp các tài liệu nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành pháp
C. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính
D. Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân
Câu 9: Ý nào dưới đây không phải nội dung chính của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (APSC)?
A. Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh khu vực lên một tầm cao mới
B. Chú trọng phát triển con người
C. Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực
D. Tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực
Câu 10: Mục tiêu chính của việc xây dựng Cộng đồng ASEAN là gì?
A. Đảm bảo sự ổn định chính trị trong khu vực
B. Tăng cường hợp tác quốc phòng giữa các quốc gia ASEAN
C. xây dựng tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN
D. Phát triển quân đội và an ninh khu vực
Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A. Xu thế hòa hoãn, toàn cầu hóa và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp xanh.
B. Chạy đua vũ trang khiến cả Liên Xô và Mỹ bị tốn kém làm suy giảm thế mạnh kinh tế, buộc hai bên phải tự điều chỉnh, từng bước hạn chế căng thẳng
C. Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới, đặc biệt là sự nổi lên của Nhật Bản và các nước Tây Âu
D. Sự vươn lên của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập
Câu 12: Cơ quan nào của Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý quốc tế?
A. Tòa án Quốc tế
B. Đại hội đồng
C. Hội đồng Bảo an
D. Ban thư ký
Câu 13: Ngay khi thành lập (1967), tổ chức ASEAN đã
A. Kí Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á
B. Thông qua bản Hiến chương ASEAN
C. Đề ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN
D. Ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập
Câu 14: Biểu hiện đầu tiên của xu thế đa cực là:
A. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác
B. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,…của các nước lớn
C. Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực
D. Các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới
Câu 15: Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày
A. 11-7-1975
B. 11-7-1985
C. 11-7-1995
D. 11-7-2000
Câu 16: ............................................
............................................
............................................