Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Bài 9: Vội vàng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Vội vàng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI
ĐỌC: VỘI VÀNG
(17 câu)
I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)
Câu 1: Xuân Diệu tên khai sinh là gì?
A. Ngô Xuân Diệu.
B. Xuân Diệu Ngô.
C. Ngô Diệu Xuân.
D. Diệu Xuân Ngô.
Câu 2: Xuân Diệu quê ở tỉnh nào?
A. Nghệ An.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Bình.
D. Thanh Hóa.
Câu 3: Xuân Diệu là nhà thơ nổi tiếng của phong trào nào?
A. Thơ ca kháng chiến.
B. Thơ hiện đại.
C. Thơ mới.
D. Thơ Đường.
Câu 4: Tập thơ nào được coi là tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới và cũng là tập thơ đầu tay của Xuân Diệu?
A. Gửi hương cho gió.
B. Thơ thơ.
C. Riêng chung.
D. Tôi giàu đôi mắt.
Câu 5: Năm nào Xuân Diệu được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật?
A. 1975.
B. 1985.
C. 1996.
D. 2000.
Câu 6: Ngoài thơ, Xuân Diệu còn sáng tác ở thể loại nào?
A. Tiểu thuyết.
B. Kịch.
C. Văn xuôi, tiểu luận phê bình.
D. Truyện ngắn.
Câu 7: Bài thơ "Vội vàng" được in trong tập thơ nào?
A. Gửi hương cho gió.
B. Thơ thơ.
C. Riêng chung.
D. Tôi giàu đôi mắt.
Câu 8: "Vội vàng" thuộc thể loại thơ nào?
A. Thơ tự do.
B. Thơ Đường luật.
C. Thơ trữ tình.
D. Thơ lục bát.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Tinh thần nào được đề cao trong các bài thơ Thơ mới lãng mạn, bao gồm cả "Vội vàng"?
A. Tinh thần yêu nước.
B. Tinh thần tập thể.
C. Tinh thần đề cao cái tôi cá nhân.
D. Tinh thần phản kháng xã hội.
Câu 2: "Vội vàng" thể hiện quan niệm riêng của Xuân Diệu về điều gì?
A. Thời gian, cuộc sống và tuổi trẻ
B. Tình yêu và thiên nhiên.
C. Chiến tranh và hòa bình.
D. Quá khứ và tương lai.
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được thể hiện qua các cụm từ "mùi tháng năm", "vị chia phôi"?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
D. Hoán dụ.
Câu 4: Câu thơ "Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần" sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ.
B. Hoán dụ.
C. So sánh.
D. Nhân hóa.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 9: Vội vàng (Xuân Diệu)