Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 02

Câu 1: Đâu là tên những tác phẩm của Lộng Chương?

A. Mối lo của cụ Cửu, Tình sử Loa thành, A Nàng, Cửa đóng

B. Đôi ngọc lưu li, Tình sử Loa thành, A Nàng, Quẫn

C. Đôi ngọc lưu li, Tình sử Loa thành, A Tình, Quẫn

D. Đôi ngọc lưu li, Tình sử Loa thành, A Nàng, Túng

Câu 2: Trong truyện truyền kì, yếu tố kì ảo hiện diện ở các thành phần nào?

A.  Nhân vật kì ảo, sự việc kì ảo, thủ pháp nghệ thuật

B. Cốt truyện, ngôn ngữ

C. Nhân hóa, so sánh, hoàn dụ

D. Điệp từ, nhân vật kì ảo, cấu tứ.

Câu 3: Đoạn trích “Giấu của” nằm ở vị trí nào?

A.  Là đoạn trích từ Cảnh thân của vở kịch Quẫn

B.  Là đoạn trích từ Cảnh kết của vở kịch Quẫn

C.  Là đoạn trích từ Cảnh vào trò của vở kịch Quẫn

D. Là đoạn trích từ Cảnh mở đầu của vở kịch Quẫn

Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất về Đoàn Thị Điểm?

A. Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) biệt hiệu Hồng Hà nữ sĩ, người huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

B. Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) biệt hiệu Ái Lan nữ sĩ, người huyện Tiên Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. 

C. Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) biệt hiệu Hà Loan nữ sĩ, người huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

D. Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) biệt hiệu Thanh Loan nữ sĩ, người huyện Văn Giang Tỉnh Hưng Yên. 

Câu 6: Đâu không phải là mục đích khi các nhà văn, nhà thơ mượn điển tích, điển cố vào trong sáng tác?

A. Xây dựng hình tượng nhân vật.

B. Miêu tả hoàn cảnh chính trị, xã hội đương thời.

C. Giúp cho tác phẩm thêm hài hước, gây được tiếng cười.

D. Bộc lộ chí hướng.

Câu 7: Đoạn trích Giấu của được trích từ tác phẩm nào?

A. Quẫn

B. Túng

C. Rối

D. Lo

Câu 8: Hành động tình nguyện nhảy xuống biển của Bích Châu trong “Hải khẩu linh từ” chứng tỏ nàng là người như thế nào?

A. Suy nghĩ nông nổi.

B. Mê tín dị đoan sợ những điều hàm hồ

C. Biết suy nghĩ cho đại cuộc chấp nhận hi sinh bản mình không muốn liên lụy đến hải thuyền.

D. Biết hi sinh làm trọn đạo vợ chồng. 

Câu 9: Trong tác phẩm “Hải khẩu linh từ”, tác giả đã miêu tả bộ máy nhà nước của Quảng Lợi vương như thế nào?

A. Bộ máy nhà nước của Quảng Lợi vương được tổ chức rõ ràng. Quân đội hung mạnh, tướng lĩnh trực tiếp nắm quyền.

B. Bộ máy nhà nước của Quảng Lợi vương còn đơn giản, sơ khai, chưa có sự phân chia chức quyền rõ ràng. Vua trực tiếp nắm giữ mọi quyền lực, từ việc cai trị đất nước đến việc xét xử các vụ án. Việc tổ chức quân đội cũng còn thô sơ, chủ yếu dựa vào các đội quân địa phương.

C. Bộ máy nhà nước của Quảng Lợi vương đồ sộ, phức tạp, có sự phân chia chức quyền rõ ràng. Vua không trực tiếp nắm giữ mọi quyền lực.

D. Bộ máy nhà nước của Quảng Lợi vương vững chãi, phân chia cấp bậc rõ ràng. Vua trực tiếp nắm giữ mọi quyền lực

Câu 10: Nhân vật chính của Hải khẩu linh từ là ai?

A. Vua Lê Thánh Tông

B. Quảng Lợi vương

C. Bích Châu

D. Vua Dụ Tông

Câu 11: Ngày nay đền Hải Khẩu thường được gọi là gì?

A. Đền Bà Hải

B. Đền Bà chúa kho

C. Đền Bích Cơ

D. Đền Nguyễn Cơ

Câu 12: Theo em, đâu là tác dụng lớn nhất của việc sử dụng những điển tích, điển cố trong nền văn học Việt Nam là gì?

A. Tăng cường sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia.

B. Làm giàu, làm đẹp khả năng diễn đạt của ngôn ngữ dân tộc.

C. Khiến tác phẩm càng thêm bác học, sâu sắc.

D. Giúp tác giả và tác phẩm có sức sống lâu bền trong nền văn học Việt Nam.

Câu 13: Đâu là đặc điểm nổi bật nhất của điển tích, điển cố?

A. Tính cô đọng, hàm súc.

B. Tính hài hước, hóm hỉnh.

C. Tính sâu sắc, nặng triết lý.

D. Tính sáng tạo, mới mẻ.

Câu 14: Thái độ của Gô-gôn qua vở hài kịch Quan thanh tra là gì?

A. Thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nhố nhăng đương thời.

B. Thể hiện niềm hi vọng vào một thực tại khác xứng đáng hơn với cuộc sống con người.

C. Thể hiện sự cay đắng, đau xót trước những sự giả tạo của bọn quan tham.

D. Thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nhố nhăng đương thời, đồng thời niềm hi vọng vào một thực tại khác xứng đáng hơn với cuộc sống con người.

Câu 15: Văn bản Bến trần gian được trích từ tác phẩm nào dưới đây?

A. Sâm cầm chưa về.

B. Mưa sâm cầm.

C. Giăng lưới bắt chim

D. Như những ngọn gió

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay