Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 10 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 10. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 10. VĂN BẢN THÔNG TIN (PHẦN 1)

Câu 1: Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi thuộc loại văn bản nào?

  1. Văn bản thông tin.
  2. Văn bản nghị luận.
  3. Văn bản tự sự.
  4. Văn bản miêu tả.

Câu 2: Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được chia làm mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 4 phần.
  3. 3 phần.
  4. 5 phần.

Câu 3: Phần 1 văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng là đoạn nào?

  1. Từ đầu đến …vô cùng thiện chiến.
  2. Từ đầu đến …tên tướng giỏi nhất của quân Nguyên.
  3. Từ đầu đến …xen lẫn cả niềm tự hào.
  4. Từ đầu đến …bồi đắp lòng yêu nước cho các em.

 

Câu 4: Phần 2 của văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng là đoạn nào?

  1. Từ Câu chuyện mở đầu… đến …những nơi nào còn bóng quân Nguyên.
  2. Từ Câu chuyện mở đầu… đến …xen lẫn cả niềm tự hào.
  3. Từ Câu chuyện mở đầu… đến …vô cùng thiện chiến.
  4. Từ Câu chuyện mở đầu… đến …tên tướng giỏi nhất của quân Nguyên.

Câu 5: Phần 3 của văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng là đoạn nào?

  1. Từ Cuối cùng thời cơ cũng đến… đến hết.
  2. Từ Bằng sức tưởng tượng phong phú… đến hết.
  3. Từ Quốc Toản được Chiêu Văn Vương cử làm tướng tiên phong… đến hết.
  4. Từ Được triều đình công nhận… đến hết.

Câu 6: Nội dung phần 1 văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?

  1. Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
  2. Giới thiệu độ đón nhận của công chúng đối với tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  3. Giới thiệu khái quát về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  4. Giải thích nhan đề tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 7: Nội dung phần 2 văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?

  1. Cảm nhận về người anh hùng Trần Quốc Toản.
  2. Thuật lại quá trình người anh hùng Trần Quốc Toản tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
  3. Giới thiệu những đóng góp của người anh hùng Trần Quốc Toản trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
  4. Giới thiệu nội dung tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng với các mốc sự kiện quan trọng gắn với cuộc đời người anh hùng Trần Quốc Toản.

Câu 8: Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng là gì?

  1. Hình ảnh chân dung người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản.
  2. Hình ảnh bìa sách tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  3. Hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân”.
  4. Hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

Câu 9: Bộ phim hoạt hình Người cha và con gái có đặc điểm gì về cảnh vẽ và màu sắc?

  1. Cảnh vẽ đơn giản, gợi khung cảnh thời thơ ấu ở một vùng quê của Hà Lan; màu sắc đen trắng – màu của thời gian nghiệt ngã, màu của quên lãng.
  2. Cảnh vẽ đơn giản, gợi khung cảnh thay đổi dần từ nông thôn đến thành thị ở Hà Lan, màu sắc đen trắng – màu của thời gian nghiệt ngã, màu của quên lãng.
  3. Cảnh vẽ phong phú, gợi khung cảnh thay đổi dần từ nông thôn đến thành thị ở Hà Lan, màu sắc thay đổi dần phù hợp với khung cảnh nông thôn và thành thị.
  4. Cảnh vẽ phong phú, gợi khung cảnh thành thị ở Hà Lan, màu sắc rực rỡ mang đặc trưng của thành thị phồn hoa.

Câu 10: Trong Bộ phim hoạt hình Người cha và con gái, Người viết có nhắc tới hình ảnh ẩn dụ bánh xe đạp đều đặn quay tròn, theo em, hình ảnh này có ý nghĩa gì?

  1. Chỉ sự gắn bó của hai cha con.
  2. Chỉ sự vận động của mạch phim.
  3. Chỉ thời gian luôn vận động, chảy trôi.
  4. Chỉ nỗi nhớ của con gái với người cha.

 

Câu 11: Đâu là yếu tố biểu đạt tâm trạng nhân vật trong Bộ phim Người cha và con gái?

  1. Lời thoại, hình ảnh.
  2. Âm nhạc, hình ảnh.
  3. Lời thoại, màu sắc.
  4. Âm nhạc, màu sắc.

 

Câu 12: Thông điệp Bộ phim Người cha và con gái gửi gắm tới người xem là gì?

  1. Tình cảm gia đình là quý giá nhất.
  2. Anh em trong gia đình phải luôn giúp đỡ nhau.
  3. Con người sống phải biết biết ơn.
  4. Trân trọng cha mẹ bên cạnh mình.

 

Câu 13: Bản nhạc Sóng sông Đa-nuýp có giai điệu như thế nào trong bộ phim Người cha và con gái?

  1. Tươi vui, rộn ràng.
  2. Buồn bã, não nề.
  3. Hào hùng, mạnh mẽ.
  4. Nhẹ nhàng, du dương.

 

Câu 14: Tình cảm của con gái đối với người cha trong bộ phim Người cha và con gái là như thế nào?

  1. Yêu thương, biết ơn.
  2. Yêu thương, nhớ nhung trong suốt cuộc đời.
  3. Nhớ nhung, biết ơn.
  4. Lãng quên.

Câu 15: Đạo diễn Michael Dudok de Wit sinh năm bao nhiêu?

  1. 1950.
  2. 1951.
  3. 1952.
  4. 1953.

 

Câu 16: Bộ phim Người cha và con gái giành giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất vào năm nào?

  1. 2001.
  2. 2002.
  3. 2003.
  4. 2004.

Câu 17: Tác phẩm nào sau đây không phải của đạo diễn Michael Dudok de Wit?

  1. Father and Daughter.
  2. Tom Sweep.
  3. Quest.
  4. The mond and the fish.

 

Câu 18: Kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp?

  1. Câu kể.
  2. Câu cảm.
  3. Câu khiến.
  4. Câu hỏi.

Câu 19: Kiểu câu nào sau đây không phải phân loại theo mục đích nói?

  1. Câu kể.
  2. Câu cảm.
  3. Câu ghép.
  4. Câu hỏi.

 

Câu 20: Những kiểu câu nào có thể dùng để bộc lộ cảm xúc?

  1. Câu cảm, câu khiến.
  2. Câu cảm, câu hỏi, câu khiến.
  3. Câu cảm, câu hỏi, câu kể.
  4. Câu cảm, câu kể.

 

Câu 21: Câu nào dưới đây là câu kể?

  1. Ôi tôi khổ quá mà!
  2. Tôi thấy tôi thật khổ.
  3. Tôi khổ quá mà phải không?
  4. Đừng than vãn nữa!

Câu 22: Câu Cậu đừng lo lắng quá, tất cả rồi sẽ ổn thôi! có chức năng gì?

  1. Yêu cầu.
  2. Bộc lộ cảm xúc.
  3. Ra lệnh.
  4. Khuyên bảo.

 

Câu 23: Câu nào dưới đây là câu kể?

  1. Thế thì con biết làm thế nào được!
  2. Thảm hại thay cho nó!
  3. Hôm nay, trời mưa rất to.
  4. Anh giúp em bê cái ghế vào trong phòng với ạ!

Câu 24: Câu hỏi sau có mục đích gì?

Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)

  1. Đe dọa.
  2. Nêu thắc mắc nhờ giải đáp.
  3. Khẳng định.
  4. Nhấn mạnh.

 

Câu 25: Đoạn văn sau sử dụng những kiểu câu gì?

          - Bại tướng, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại uy trời đó sao? Hãy bỏ giáo quỳ hàng, thì còn được toàn tính mạng.

(Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, Nguyễn Huy Tưởng)

  1. Câu hỏi và câu kể.
  2. Câu khiến và câu cảm.
  3. Câu hỏi và câu khiến.
  4. Câu khiến và câu kể.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay