Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 10 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 10. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 10. VĂN BẢN THÔNG TIN (PHẦN 2)

Câu 1: Văn bản Bộ phim Người cha và con gái là loại văn bản gì?

  1. Văn bản tự sự.
  2. Văn bản hành chính.
  3. Văn bản miêu tả.
  4. Văn bản thông tin.

Câu 2: Văn bản Bộ phim Người cha và con gái là văn bản giới thiệu về cái gì?

  1. Giới thiệu một tác phẩm văn học.
  2. Giới thiệu một bộ phim.
  3. Giới thiệu một cuốn sách.
  4. Giới thiệu một bài hát.

Câu 3: Văn bản Bộ phim Người cha và con gái có thể được chia làm mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 3 phần.
  3. 4 phần.
  4. 5 phần.

 

Câu 4: Phần 1 của văn bản Bộ phim Người cha và con gái là đoạn nào?

  1. Từ Người cha và con gái là một bộ phim hoạt hình ngắn đến …gặp lại cha mình trong tưởng tượng.
  2. Từ Người cha và con gái là một bộ phim hoạt hình ngắn đến …rồi lặng lẽ trở về.
  3. Từ Người cha và con gái là một bộ phim hoạt hình ngắn… đến …cảm động về tình cha con.
  4. Từ Người cha và con gái là một bộ phim hoạt hình ngắn đến …ấm áp, yêu thương, xúc động.

Câu 5: Phần 2 của văn bản Bộ phim Người cha và con gái là đoạn nào?

  1. Từ Phim bắt đầu bằng hình ảnh… đến …gặp lại cha mình trong tưởng tượng.
  2. Từ Phim bắt đầu bằng hình ảnh… đến …rồi lặng lẽ trở về.
  3. Từ Phim bắt đầu bằng hình ảnh… đến …ấm áp, yêu thương, xúc động.
  4. Từ Phim bắt đầu bằng hình ảnh… đến hết.

Câu 6: Phần 3 của văn bản Bộ phim Người cha và con gái là đoạn nào?

  1. Từ Và người cha bỗng hiện ra như thuở nào… đến hết.
  2. Từ Dù trong phim hay đời thực… đến hết.
  3. Từ Bộ phim hoạt hình sử dụng hai tông màu… đến hết.
  4. Từ Chỉ trong hơn 8 phút ngắn ngủi… đến hết.

Câu 7: Chi tiết nào dưới đây không xuất hiện trong bộ phim Người cha và con gái?

  1. Cô con gái dần dần trở thành thiếu nữ rồi lập gia đình, có con.
  2. Cô con gái lớn dần và phải rời xa người cha của mình.
  3. Hai cha con cùng đạp xe trên con đường đồi.
  4. Cô gái trở thành bà cụ già, khi quay lại cái bến nhỏ năm xưa thì nhìn thấy con thuyền của người cha.

Câu 8: Phương thức biểu đạt của văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng là gì?

  1. Nghị luận.
  2. Thuyết minh.
  3. Miêu tả.
  4. Biểu cảm.

Câu 9: Ở phần 2 của văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng, các thông tin được trình bày theo cách nào?

  1. Nguyên nhân – kết quả.
  2. Mức độ quan trọng trước sau.
  3. Thời gian.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 10: Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Trần Quốc Toản là thêu sáu chữ nào?

  1. Dẹp tan giặc báo ơn vua.
  2. Dẹp tan giặc vì nhân dân.
  3. Phá cường địch vì nhân dân.
  4. Phá cường địch, báo hoàng ân.

 

Câu 11: Người anh hùng Trần Quốc Toản được khắc họa như thế nào trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

  1. Tuổi trẻ, chí cao, giàu lòng yêu nước.
  2. Vị tướng có kinh nghiệm lãnh đạo và chiến đấu phong phú.
  3. Tuổi trẻ, chí cao, giàu lòng yêu nước nhưng hành động lỗ mãng, thiếu suy nghĩ.
  4. Vị tướng trẻ được lòng nhân dân.

 

Câu 12: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng được lấy cảm hứng từ sự kiện nào?

  1. Cuộc kháng chiến chống quân Minh.
  2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba.
  3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2.
  4. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất.

 

Câu 13: Vở kịch nào sau đây là của Nguyễn Huy Tưởng?

  1. Vũ Như Tô.
  2. Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
  3. Tôi và chúng ta.
  4. Đêm trắng.

 

Câu 14: Câu thơ nào sau đây là viết về người anh hùng Trần Quốc Toản?

  1. Đời đời truyền tụng tài thao lược

      Đức Thánh triều Trần, Hưng Đạo vương.

  1. Đức Thánh trời Nam, đệ nhất hùng

      Văn võ toàn tài, trọn hiếu trung.

  1. Phất cao cờ nghĩa đất Lam Sơn

      Trăm khổ nghìn nguy dạ chẳng sờn.

  1. Hoài Văn tuổi trẻ chí cao

      Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.

Câu 15: Hội nghị Bình Than diễn ra vào lúc nào và mục đích là gì?

  1. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ nhất.
  2. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
  3. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
  4. Tháng 10/1285, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.

 

Câu 16: Xác định kiểu câu và chức năng của câu.

          Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm, đẹp biết chừng nào!

  1. Câu cảm bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.
  2. Câu kể bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.
  3. Câu khiến bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.
  4. Câu hỏi bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.

Câu 17: Câu khiến là câu như thế nào?

  1. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ngăn cấm; kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.
  2. Hướng về một đối tượng cụ thể đặt ra thắc mắc; có động từ để hỏi; kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  3. Nêu cảm xúc của người viết, kết thúc bằng dấu chấm than.
  4. Kể về một hiện tượng, sự việc; kết thúc bằng dấu chấm than.

 

Câu 18: Nêu khái niệm câu kể.

  1. Là câu trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp, kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.
  2. Là câu dùng để trình bày (trần thuật, miêu tả, nhận định,…) về sự vật, sự việc; thường kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.
  3. Là câu nêu cảm xúc của người viết, kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.
  4. Là câu đưa ra yêu cầu tới một đối tượng cụ thể, kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.

Câu 19: Câu cảm dùng để làm gì?

  1. Kể về một hiện tượng, sự việc.
  2. Đưa ra yêu cầu đối với một đối tượng cụ thể.
  3. Nêu ra thắc mắc nhờ giải đáp.
  4. Nêu cảm xúc của người nói.

 

Câu 20: Đâu là trường hợp đặc biệt của câu hỏi?

  1. Mang hình thức của câu hỏi nhưng không được dùng để hỏi mà để xác định một điều gì đó.
  2. Mang hình thức của câu hỏi nhưng không được dùng để hỏi mà để cầu khiến, cảm thán, khẳng định hay phủ định.
  3. Mang hình thức của câu hỏi nhưng không được dùng để hỏi mà để trần thuật, trình bày một sự việc.
  4. Mang hình thức của câu hỏi nhưng không được dùng để hỏi mà để phủ định một sự vật, sự việc.

 

Câu 21: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào dùng để nhận biết câu hỏi?

  1. Ai, gì, nào, tại sao.
  2. Ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi.
  3. Hãy, đừng, chớ, đi.
  4. Biết bao, xiết bao, biết chừng nào.

Câu 22: Câu chứa các từ như than ôi, trời ơi, biết bao,… là câu gì?

  1. Câu hỏi.
  2. Câu kể.
  3. Câu cảm.
  4. Câu khiến.

 

Câu 23: Câu nào dưới đây là câu khiến?

  1. U nó không được thế. (Ngô Tất Tố).
  2. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài).
  3. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu).
  4. Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố).

Câu 24: Câu sau là kiểu câu gì và có dấu hiệu nhận biết nào?

Chạy đi, anh giao cả nhà cho em đấy!

(Mắt sói, Đa-ni-en Pen-nắc)

  1. Câu cảm vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  2. Câu khiến vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  3. Câu hỏi vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  4. Câu kể vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.

 

Câu 25: Câu sau là kiểu câu nào và dựa vào đâu em xác định được?

          Thật xúc động trong buổi tựu trường ngày hôm nay, chúng ta mặc trên mình bộ đồng phục với lá cờ linh thiêng của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu!

  1. Câu khiến vì có từ thật ở đầu câu, kết thúc câu bằng dấu chấm than!
  2. Câu kể vì nội dung câu kể về sự kiện ngày tựu trường.
  3. Câu cảm vì có từ thật ở đầu câu, kết thúc câu bằng dấu chấm than!
  4. Câu kể vì nội dung câu kể về việc học sinh mặc đồng phục có lá cờ Tổ quốc Việt Nam.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay