Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 9 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 9. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 9. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (PHẦN 1)

Câu 1: Thành phần biệt lập của câu là gì?

  1. Là bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu.
  2. Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
  3. Là bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm,… của sự việc được nói tới trong câu.
  4. Là bộ phận đứng trước các thành phần chính của câu, bổ sung ý nghĩa về mục đích, nguyên nhân,… của sự việc được nói đến trong câu.

Câu 2: Có mấy thành phần biệt lập?

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6.

Câu 3: Có những loại thành phần biệt lập nào?

  1. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần chuyển tiếp, thành phần trạng ngữ, thành phần bổ ngữ.
  2. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần chuyển tiếp.
  3. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần chuyển tiếp, thành phần khởi ngữ, thành phần trạng ngữ.
  4. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần bổ ngữ, thành phần trạng ngữ, thành phần chuyển tiếp.

 

Câu 4: Thành phần cảm thán được sử dụng để làm gì?

  1. Thể hiện thái độ, cách đánh giá, của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.
  2. Bộc lộ suy nghĩ bên trong nội tâm của người nói, người viết.
  3. Bổ sung ý nghĩa cho nội dung sự việc được nói đến trong câu.
  4. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 5: Mục đích sử dụng của thành phần tình thái là gì?

  1. Thể hiện thái độ, cách đánh giá, của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.
  2. Nêu ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau nó.
  3. Bổ sung ý nghĩa cho nội dung sự việc được nói đến trong câu.
  4. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 6: Thành phần phụ chú là gì?

  1. Là thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
  2. Là thành phần được dùng để Nêu ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau nó.
  3. Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về sự việc, đối tượng được nói đến trong câu.
  4. Là thành phần được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói tới trong câu.

Câu 7: Văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là loại văn bản nghị luận nào?

  1. Văn bản nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
  2. Văn bản nghị luận văn học.
  3. Văn bản nghị luận về một hiện tượng xã hội.
  4. Văn bản nghị luận về một người nổi tiếng trong xã hội.

Câu 8: Vấn đề mà văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc bàn tới là gì?

  1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật lão Hạc trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.
  2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.
  3. Những biểu hiện của cái hay trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.
  4. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.

Câu 9: Văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc có thể chia làm mấy phần?

  1. 3 phần.
  2. 2 phần.
  3. 4 phần.
  4. 5 phần.

Câu 10: Phần 1 của văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là đoạn nào?

  1. Từ đầu đến …liên kết các điểm nhìn khác.
  2. Từ đầu đến …từ điểm then chốt này.
  3. Từ đầu đến …cùng những hệ lụy của chúng).
  4. Từ đầu đến …một ưu thế của cây bút Nam Cao.

 

Câu 11: Phần 2 của văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là đoạn nào?

  1. Từ Như chúng ta thấy… đến …liên kết các điểm nhìn khác.
  2. Từ Như chúng ta thấy… đến …một ưu thế của cây bút Nam Cao.
  3. Từ Như chúng ta thấy… đến …thật hiện đại so với truyền thống.
  4. Từ Như chúng ta thấy… đến …từ điểm then chốt này.

 

Câu 12: Phần 3 của văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là đoạn nào?

  1. Từ Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp… đến hết.
  2. Từ Nói chung, truyện của Nam Cao… đến hết.
  3. Từ Nếu để ý kĩ… đến hết.
  4. Từ Thương thay! Để bảo toàn nhân cách của mình… đến hết.

 

Câu 13: Nhiệm vụ của phần 1 văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là gì?

  1. Phân tích cái hay đầu tiên trong truyện Lão Hạc đó là Nam Cao đã đưa hoạt động giao tiếp (câu chuyện giữa ông giáo và lão Hạc) trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp.
  2. Nêu vấn đề nghị luận: cái hay của truyện Lão Hạc.
  3. Giới thiệu, tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc.
  4. Giới thiệu về tác giả Nam Cao.

 

Câu 14: Yếu tố nghệ thuật nào trong câu thơ đầu tiên được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích trong bài thơ Cảnh khuya?

  1. Hai âm thanh xuất hiện trong câu thơ: tiếng suối và tiếng hát.
  2. Biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu thơ.
  3. Hoàn cảnh tác giả viết nên câu thơ.
  4. Tâm trạng của tác giả được gửi gắm qua câu thơ.

Câu 15: Bằng chứng nào sau đây không được Lê Trí Viễn sử dụng để so sánh với câu thơ đầu tiên trong bài thơ Cảnh khuya?

  1. Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối.
  2. Thế Lữ so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền.
  3. Nguyễn Trãi ví tiếng suối là tiếng đàn cầm.
  4. Nguyễn Trãi cũng mang trong mình một sự nặng lòng với đất nước, nhân dân.

 

Câu 16: Tác giả đã lí giải mối quan hệ giữa người và cảnh trong hai câu thơ cuối bài thơ Cảnh khuya là như thế nào?

  1. Người và cảnh tác động tương hỗ, đều làm tôn lên vẻ đẹp của nhau.
  2. Bức tranh không gian cảnh khuya làm nổi bật vị trí, tư thế ung dung, chủ động, thoải mái của con người.
  3. Sự xuất hiện của con người càng làm nổi bật sự tĩnh mịch, yên lặng của không gian cảnh khuya.
  4. Người và cảnh không có mối quan hệ gì với nhau.

Câu 17: Không gian được miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya là ở đâu?

  1. Thủ đô Hà Nội.
  2. Hang Pác Bó.
  3. Điện Biên Phủ.
  4. Chiến khu Việt Bắc.

 

Câu 18: Bài thơ nào của Hồ Chí Minh có cùng hoàn cảnh sáng tác với bài thơ Cảnh khuya?

  1. Rằm tháng Giêng.
  2. Chiều tối.
  3. Tức cảnh Pác Bó.
  4. Đăng sơn.

Câu 19: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Hồ Chí Minh?

  1. Tuyên ngôn độc lập.
  2. Đường Kách mệnh.
  3. Việt Bắc.
  4. Nhật kí trong tù.

 

Câu 20: Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

  1. Này, hãy đến đây nhanh lên!
  2. Chao ôi, trăng đêm nay đẹp quá!
  3. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
  4. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh cũng đến.

 

Câu 21: Trong câu thơ sau có sử dụng thành phần biệt lập nào?

Người đồng mình thương lắm con ơi

  1. Thành phần gọi – đáp.
  2. Thành phần cảm thán.
  3. Thành phần tình thái.
  4. Thành phần phụ chú.

Câu 22: Thành phần biệt lập nào dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp?

  1. Thành phần phụ chú.
  2. Thành phần cảm thán.
  3. Thành phần gọi – đáp.
  4. Thành phần chuyển tiếp.

 

Câu 23: Tác dụng của thành phần chuyển tiếp là gì?

  1. Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về sự việc, đối tượng được nói đến trong câu.
  2. Nêu ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó.
  3. Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
  4. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 24: Câu sau sử dụng thành phần biệt lập nào và dựa vào đâu em xác định được?

          Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam - những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

  1. Thành phần phụ chú “những người con ở xa” vì nó nằm giữa hai dấu gạch ngang.
  2. Thành phần gọi đáp “những người con ở xa” vì dựa vào ngữ cảnh.
  3. Thành phần tình thái “những người con ở xa” vì thể hiện sự nhìn nhận của người viết, người nói về đối tượng
  4. Thành phần cảm thán “những người con ở xa” vì nó bộc lộ cảm xúc tiếc thương vô hạn.

 

Câu 25: Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya thuộc kiểu văn bản nào?

  1. Văn bản thuyết minh.
  2. Văn bản tự sự.
  3. Văn bản nghị luận.
  4. Văn bản hành chính.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay