Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 6 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 6. TRUYỆN (PHẦN 2)

Câu 1: Từ ngữ trẻ trâu trong giới trẻ có ý nghĩa gì?

  1. Con trâu nhỏ.
  2. Tầng lớp thanh thiếu niên ngông cuồng.
  3. Những bạn mới lớn khỏe khoắn.
  4. Con nghé có giá trị.

Câu 2: Thế nào là từ ngữ toàn dân?

  1. Là từ ngữ được sử dụng ở một số địa phương nhất định.
  2. Là từ ngữ được sử dụng rộng rãi trên khắp mọi vùng miền của đất nước.
  3. Là từ ngữ được dùng với nghĩa riêng trong một nhóm xã hội nhất định.
  4. Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương cụ thể.

Câu 3: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, chúng ta cần phụ thuộc vào những nhân tố nào?

  1. Địa vị của đối tượng giao tiếp trong xã hội.
  2. Hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp.
  3. Nghề nghiệp và đơn vị công tác của đối tượng giao tiếp.
  4. Cách thức và mục đích giao tiếp.

 

Câu 4: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?

  1. Biệt ngữ của nhân dân lao động.
  2. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
  3. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
  4. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 5: Các từ ngữ trượt vỏ chuối, trúng tủ, tủ đè là biệt ngữ của nhóm tầng lớp nào trong xã hội?

  1. Người trung niên.
  2. Người già.
  3. Giáo viên.
  4. Học sinh.

Câu 6: Văn bản Trong mắt trẻ gồm những chương nào của tác phẩm Hoàng tử bé?

  1. Chương I, chương II và chương III.
  2. Chương I, chương II và chương cuối.
  3. Chương I, chương XII và chương cuối.
  4. Chương I, chương XX và chương XXII.

Câu 7: Nội dung chương I của Hoàng tử bé là gì?

  1. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật “tôi” và cậu bé.
  2. Cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và con cáo ở Trái Đất.
  3. Suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau nhiều năm khi cậu bé đã trở lại hành tinh của mình.
  4. Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ.

Câu 8: Từ văn bản Trong mắt trẻ,  khi nhìn vào bức tranh thứ nhất của nhân vật “tôi”, những người lớn đều cho rằng đó là gì?

  1. Cái ghế.
  2. Cái mũ.
  3. Cái giường.
  4. Ngọn núi.

Câu 9: Trong văn bản Trong mắt trẻ, nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé trong hoàn cảnh nào?

  1. Khi đi lạc đến hành tinh của hoàng tử bé.
  2. Khi đang đi thám hiểm sa mạc Sa-ha-ra.
  3. Khi gặp nạn trên sa mạc Sa-ha-ra.
  4. Khi đang dừng chân nghỉ ngơi ở sa mạc Sa-ha-ra.

Câu 10: Trong văn bản Trong mắt trẻ, hoàng tử bé đã nhờ nhân vật “tôi” làm gì?

  1. Vẽ một bông hoa hồng.
  2. Vẽ một con cáo.
  3. Vẽ một con voi.
  4. Vẽ một con cừu.

Câu 11: Trong văn bản Trong mắt trẻ, khi nhân vật “tôi” vẽ lại cho hoàng tử bé bức con trăn bụng đóng, hoàng tử bé đã có cách nhìn như thế nào?

  1. Hoàng tử bé nhìn ra đó là bức vẽ một con voi bị trăn nuốt trong bụng.
  2. Hoàng tử bé cũng cho rằng đó là cái mũ.
  3. Hoàng tử bé rất thích bức vẽ đó.
  4. Hoàng tử bé nói rằng đó không phải con cừu mà cậu muốn.

 

Câu 12: Trong tác phẩm Lão Hạc, đoạn văn sau nói lên điều gì ở con người nhân vật ông giáo?

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận.

  1. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống.
  2. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
  3. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
  4. Thương hại cho lão Hạc và những người có hoàn cảnh giống như lão Hạc.

 

Câu 13: Nhận xét nào sau đây không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

  1. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện.
  2. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ.
  3. Để tô đậm tính cách nhân vật.
  4. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

 

Câu 14: Trong văn bản Trong mắt trẻ, một tiểu hành tinh đã được đặt tên dựa theo tên của tiểu hành tinh nơi hoàng tử bé sinh sống được gọi là gì?

  1. 46610 Bésixdouze.
  2. 2578 Saint-Exupéry.
  3. Petit-Prince.
  4. Eugénie.

Câu 15: Ý kiến nào sau đây nói đúng nhất về nguyên nhân khiến lão Hạc lựa chọn cái chết?

  1. Lão Hạc rất thương con.
  2. Lão Hạc ân hận vì đã trót lừa cậu Vàng.
  3. Lão Hạc ăn phải bả chó.
  4. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người.

 

Câu 16: Em rút ra được thông điệp gì từ đoạn trích Trong mắt trẻ?

  1. Mỗi người cần phải sống có trách nhiệm.
  2. Mỗi người cần cố gắng không ngừng nghỉ vì cuộc sống của mình.
  3. Mỗi người cần trân trọng tình yêu của mình.
  4. Hãy quan sát mọi vật bằng trái tim và tình yêu thương.

Câu 17: Nội dung chính của tác phẩm Lão Hạc là gì?

  1. Cuộc sống thiếu thốn, nghèo khổ đến cùng cực của người nông dân.
  2. Tình cảm đáng trân trọng của con người với con vật trong hoàn cảnh cuộc sống khó khăn.
  3. Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và những phẩm chất quý báu tiềm tàng trong họ.
  4. Tình cảm phụ tử thiêng liêng.

 

Câu 18: Trong tác phẩm Lão Hạc, đâu là khó khăn mà lão Hạc gặp phải?

  1. Lão ốm một trận thập tử nhất sinh, người trở nên gầy yếu hơn.
  2. Trận bão phá sạch hoa màu trong vườn mà lão bỏ bao công sức vun trồng.
  3. Lão không có cái ăn vì không ai thuê lão làm việc do lão đã quá già yếu.
  4. Con trai lão muốn cưới vợ những lão không đủ tiền lo cho nó.

Câu 19: Truyện ngắn Lão Hạc sáng tác vào năm nào?

  1. 1920.
  2. 1943.
  3. 1945.
  4. 1950.

 

Câu 20: Trong tác phẩm Lão Hạc, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì?

  1. Vì muốn làm giàu.
  2. Vì phẫn chí do nghèo không lấy được vợ.
  3. Vì không lấy được người mình yêu.
  4. Vì thấy cuộc sống hiện tại khổ quá.

 

Câu 21: Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?

  1. Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả.
  2. Để lấy tiền gửi cho con.
  3. Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con.
  4. Vì lão không muốn nuôi con chó nữa.

Câu 22: Tác phẩm nào sau đây không phải của Ê-xu-pe-ri?

  1. Hoàng tử bé.
  2. Phi công thời chiến.
  3. Thời thơ ấu.
  4. Thư gửi một con tin.

 

Câu 23: Tác phẩm Hoàng tử bé được viết theo thể loại nào?

  1. Truyện ngắn.
  2. Hồi kí.
  3. Tiểu thuyết.
  4. Truyện cổ tích.

Câu 24: Trong truyện Hoàng tử bé, hoàng tử bé đã đi qua mấy hành tinh?

  1. 6 hành tinh.
  2. 7 hành tinh.
  3. 8 hành tinh.
  4. 9 hành tinh.

 

Câu 25: Sự đối lập giữa người lớn và trẻ em trong truyện Hoàng tử bé thể hiện ở đâu?

  1. Thế giới người lớn thì bộn bề, phức tạp còn thế giới trẻ thơ thì đơn giản.
  2. Thế giới người lớn thì đơn giản còn thế giới trẻ thơ thì bộn bề, phức tạp.
  3. Thế giới người lớn thì phong phú, nhiều mơ ước còn thế giới trẻ thơ thì đơn giản, thực tế.
  4. Thế giới người lớn thì thực dụng, khô khan còn thế giới trẻ thơ thì hồn nhiên, phong phú, giàu trí tưởng tượng.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay