Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 7 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 7. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 7. THƠ ĐƯỜNG LUẬT (PHẦN 2)

Câu 1: Bài thơ Mời trầu được viết bằng chữ gì?

  1. Chữ quốc ngữ.
  2. Chữ Hán.
  3. Chữ Nôm.
  4. Cả chữ Hán và chữ Nôm.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây nói lên đặc điểm nổi bật nhất của thơ Hồ Xuân Hương?

  1. Khai thác triệt để về đề tài tình yêu đôi lứa.
  2. Nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
  3. Nỗi buồn đau về kiếp người bị bóc lột, đàn áp trong xã hội phong kiến.
  4. Bất mãn sâu sắc với chế độ phong kiến nên giọng thơ của bà thường mang sắc thái khinh bạc.

Câu 3: Câu thơ đầu tiên trong bài thơ Mời trầu:  Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi sử dụng biện pháp tu từ nào và có tác dụng gì?

  1. Biện pháp hoán dụ, chỉ thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
  2. Biện pháp ẩn dụ, chỉ thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
  3. Biện pháp so sánh, chỉ thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
  4. Biện pháp nhân hóa, chỉ thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

 

Câu 4: Bài thơ Mời trầu giúp em hiểu gì về tính cách tác giả Hồ Xuân Hương?

  1. Có ý thức về giá trị của bản thân nhưng vẫn nhu nhược trước những quan niệm, luật lệ của xã hội phong kiến.
  2. Người phụ nữ xinh đẹp, tài năng nhưng chấp nhận số phận hẩm hiu, nhỏ bé.
  3. Có ý thức về giá trị của bản thân, cá tính mạnh mẽ.
  4. Người phụ nữ xấu xí nhưng có tài năng văn chương nổi bật, cá tính mạnh mẽ, dám chống lại xã hội phong kiến bất công.

Câu 5: Bài thơ Mời trầu gắn liền với phong tục nào của người Việt Nam?

  1. Phong tục giao duyên.
  2. Phong tục cưới xin.
  3. Nghi thức giao tiếp.
  4. Nghi thức lễ hội.

Câu 6: Hồ Xuân Hương sống vào khoảng giai đoạn nào?

  1. Cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI.
  2. Cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.
  3. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.
  4. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

Câu 7: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu văn dưới đây.

Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.

  1. Đảo ngữ trắng tròn lên trước chủ ngữ hoa sấu à nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.
  2. Đảo ngữ như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa lên trước chủ ngữ hoa sấu à nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.
  3. Đảo ngữ kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên lên trước chủ ngữ hoa sấu à nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.
  4. Đảo ngữ trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa lên trước chủ ngữ hoa sấu à nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.

Câu 8: Câu hỏi tu từ trong đoạn thơ sau thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

(Ông đồ, Vũ Đình Liên)

  1. Niềm tiếc nuối, xót xa của tác giả về việc ông đồ không còn viết câu đối, viết chữ mỗi khi Tết đến nữa.
  2. Niềm tiếc nuối, tiếc thương của tác giả với những giá trị văn hóa cổ truyền ngày càng phai nhạt.
  3. Niềm vui mừng khi nhìn thấy ông đồ vẫn xuất hiện mỗi khi Tết đến xuân về.
  4. Niềm háo hức chờ đợi đến Tết để được xin chữ ông đồ.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 9, 10:

          Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ.

(Đôi mắt, Nam Cao)

Câu 9: Tìm các từ tượng hình trong đoạn văn trên.

  1. Khệnh khạng, to béo, kềnh kệnh, tủn ngủn, bệ vệ.
  2. Thong thả, to béo, kềnh kệnh, tủn ngủn, bệ vệ.
  3. Thong thả, to béo, kềnh kệnh, tủn ngủn, nặng nề, chững chạc.
  4. Khệnh khạng, thong thả, kềnh kệnh, tủn ngủn, nặng nề, chững chạc, bệ vệ.

Câu 10: Tác dụng của những từ tượng hình trong đoạn văn trên là gì?

  1. Lột tả sự gầy ốm, ốm yếu của nhân vật Hoàng.
  2. Miêu tả dáng vẻ cao ráo của nhân vật Hoàng.
  3. Lột tả sự to béo trong dáng điệu của nhân vật Hoàng.
  4. Miêu tả dáng vẻ béo lùn của nhân vật Hoàng.

Câu 11: Các từ tượng hình trong đoạn thơ sau diễn tả điều gì?

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghiêng nghiêng.

(Lượm, Tố Hữu)

  1. Gợi tả sự nhỏ nhắn, nhanh nhẹn của chú bé Lượm trên đường đi học.
  2. Gợi tả vẻ đẹp nhanh nhẹn, đáng yêu, hồn nhiên của chú bé Lượm trên đường đi giao liên.
  3. Gợi tả vẻ đẹp đáng yêu, hồn nhiên, dáng vẻ nhỏ nhắn, xinh xắn của chú bé Lượm trên đường về quê.
  4. Gợi tả sự hồn nhiên, trong sáng của chú bé Lượm khi tham gia chiến tranh.

 

Câu 12: Đoạn trích sau là lời thoại của lão Hạc nói với cậu Vàng, nhưng thực chất là nói với ai?

- Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy… Hơn ba năm… Có đến ngót bốn năm… Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!

(Lão Hạc, Nam Cao)

  1. Nói với chính mình.
  2. Nói với ông giáo.
  3. Nói với người con trai đang đi làm xa của mình.
  4. Nói với người hàng xóm Binh Tư.

 

Câu 13: Bài thơ nào sau đây không phải của Tú Xương?

  1. Thương vợ.
  2. Văn tế sống vợ.
  3. Ông cò.
  4. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi 14, 15:

VỊNH TIẾN SĨ GIẤY

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Phấn son tô điểm mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.

Nguyễn Khuyến

Câu 14: Bài thơ trên có điểm gì giống về mặt nội dung so với bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương?

  1. Đều là tiếng nói châm biếm, mỉa mai về tình trạng khoa cử của đất nước thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta.
  2. Đều thể hiện nỗi lòng nặng suy tư về con đường khoa cử của bản thân.
  3. Đều thể hiện lòng tự hào về việc đất nước có nhiều nhân tài.
  4. Đều thể hiện sự tiếc nuối, xót xa vì con đường quan lộ không thuận lợi.

Câu 15: Giọng thơ của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Tiến sĩ giấy có gì khác so với giọng thơ của Tú Xương trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương?

  1. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến thì mạnh mẽ, cay độc còn giọng thơ của Tú Xương nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
  2. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến thì xót xa, đau đớn còn giọng thơ của Tú Xương nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
  3. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến thì nhẹ nhàng, thâm thúy, kín đáo còn giọng thơ của Tú Xương mạnh mẽ, trực tiếp, cay độc.
  4. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến thì mạnh mẽ, trực tiếp, cay độc còn giọng thơ của Tú Xương nhẹ nhàng, thâm thúy, kín đáo.

 

Câu 14: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương có tên gọi khác là gì?

  1. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
  2. Lễ xướng danh khoa Ất Dậu.
  3. Đi thi.
  4. Đổi thi.

Câu 15: Nhà thơ Tú Xương có một đề tài thơ vô cùng đặc biệt so với các nhà thơ trung đại khác, đó là gì?

  1. Đề tài viết về những đứa con thơ của mình.
  2. Đề tài viết về người vợ đang sống của mình.
  3. Đề tài viết về hành trình đi thi của mình.
  4. Đề tài viết về những linh hồn đã chết.

 

Câu 16: Trong bài thơ Vịnh thi khoa Hương, sự bát nháo, kì quặc, ô hợp của kì thi này được thể hiện ở câu thơ nào?

  1. Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
  2. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra.
  3. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
  4. Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Câu 17: Tác phẩm nào sau đây không phải của Hồ Xuân Hương?

  1. Đọc Tiểu Thanh kí.
  2. Bánh trôi nước.
  3. Đề đền Sầm Nghi Đống.
  4. Tự tình.

 

Câu 18: Tín ngưỡng nào được đưa vào thơ Hồ Xuân Hương?

  1. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
  2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
  3. Tín ngưỡng thờ Mẫu.
  4. Tín ngưỡng phồn thực.

Câu 19: Tác phẩm nào sau đây cũng mang ý nghĩa đề cao khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

  1. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ.
  2. Truyện Kiều - Nguyễn Du.
  3. Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan.
  4. Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu.

 

Câu 20: Đoạn trích dưới sử dụng từ tượng thanh nào và đó là từ mô phỏng âm thanh gì?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

(Lão Hạc, Nam Cao)

  1. Từ hu hu mô phỏng âm thanh tiếng khóc.
  2. Từ hu hu mô phỏng âm thanh tiếng cười.
  3. Từ móm mém mô phỏng âm thanh tiếng khóc.
  4. Từ móm mém mô phỏng âm thanh tiếng cười.

 

Câu 21: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào không phải từ tượng thanh?

  1. Rì rầm, líu lo, róc rách.
  2. Chói lóa, rũ rượi, mượt mà.
  3. Oang oang, oa oa, ríu rít.
  4. Ha hả, khúc khích, sột soạt.

Câu 22: Từ nào là từ tượng hình?

  1. Vui vẻ.
  2. Xót xa.
  3. Móm mém.
  4. Ái ngại.

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 23, 24:

Câu 23: Từ in đậm trong bài thơ trên là từ tượng hình hay tượng thanh và từ đó có nghĩa là gì?

  1. Là từ tượng hình, gợi hình dáng của ve mùa hạ.
  2. Là từ tượng hình, gợi hình ảnh đôi cánh của ve mùa hạ.
  3. Là từ tượng thanh, chỉ âm thanh râm ran, âm ỉ.
  4. Là từ tượng thanh, chỉ âm thanh inh ỏi.

Câu 24: Ngoài từ in đậm, bài thơ còn sử dụng từ tượng thanh nào?

  1. Phun.
  2. Tiễn.
  3. Lao xao.
  4. Đàn.

 

Câu 25: Phân tích tác dụng của những câu hỏi tu từ trong đoạn thơ dưới đây.

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn hay là chớp lửa đêm giông

Thịt da em hay là sắt là đồng?

(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu)

  1. Sự ngạc nhiên, sững sờ trước vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.
  2. Khát khao, mong muốn được ngắm nhìn vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.
  3. Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.
  4. Khát vọng, niềm mong muốn được hạnh phúc trong tình yêu của người phụ nữ.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay