Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 6 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 6. TRUYỆN (PHẦN 1)

Câu 1: Thế nào là từ ngữ địa phương?

  1. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu.
  2. Là từ ngữ chỉ được dùng ở duy nhất một địa phương.
  3. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một số địa phương nhất định.
  4. Là từ ngữ được ít người biết đến.

Câu 2: Biệt ngữ xã hội là gì?

  1. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một địa phương nhất định.
  2. Là từ ngữ được dùng ở một tầng lớp xã hội nhất định.
  3. Là từ ngữ được dùng ở tất cả các tầng lớp nhân dân.
  4. Là từ ngữ được dùng ở một vài địa phương nhất định.

Câu 3: Văn bản Trong mắt trẻ trích trong tác phẩm nào?

  1. Hoàng tử bé.
  2. Truyện cổ Grimm.
  3. Khu vườn bí mật.
  4. Peter Pan.

 

Câu 4: Văn bản Trong mắt trẻ do ai sáng tác?

  1. Vích-to Hu-go.
  2. Ban-dắc.
  3. Ê-xu-pe-ri.
  4. Mo-pát-xan.

Câu 5: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại gì?

  1. Tiểu thuyết.
  2. Truyện dài.
  3. Truyện vừa.
  4. Truyện ngắn.

Câu 6: Tác phẩm Lão Hạc do ai sáng tác?

  1. Nam Cao.
  2. Vũ Trọng Phụng.
  3. Nguyễn Tuân.
  4. Ngô Tất Tố.

Câu 7: Những chi tiết sau miêu tả nhân vật lão Hạc vào lúc nào?

- Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước.

- Mặt lão đột nhiên co rúm lại.

- Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.

- Cáu đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

- Lão hu hu khóc.

  1. Sau khi cậu Vàng bị bắt đi.
  2. Sau khi cậu Vàng chết.
  3. Sau khi con trai lão Hạc đi làm xa.
  4. Trước khi lão Hạc chết.

Câu 8: Trong tác phẩm Lão Hạc, nhân vật nào đã trở thành chỗ dựa tinh thần, trở thành bạn thân của lão Hạc?

  1. Binh Tư và thằng Xiên.
  2. Ông giáo và cậu Vàng.
  3. Thằng Xiên và thằng Mục.
  4. Ông giáo và Binh Tư.

Câu 9: Tác phẩm Lão Hạc viết về đề tài gì?

  1. Người nông dân nghèo đói bị vùi dập.
  2. Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
  3. A, B đúng.
  4. Người nông dân kiên cường trong kháng chiến chống Pháp.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng với truyện Lão Hạc?

  1. Mang giá trị về tình người lớn lao.
  2. Mang giá trị châm biếm sâu sắc.
  3. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Nam Cao.
  4. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn.

 

Câu 11: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Trong mắt trẻ là gì?

  1. Thuyết minh.
  2. Tự sự.
  3. Nghị luận.
  4. Miêu tả.

 

Câu 12: Câu ca dao sử dụng từ địa phương nào và tương đương với từ ngữ toàn dân nào?

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

  1. Từ địa phương tương đương với từ toàn dân vào.
  2. Từ địa phương tương đương với từ toàn dân ra.
  3. Từ địa phương non tương đương với từ toàn dân núi.
  4. Từ địa phương non tương đương với từ toàn dân sông.

 

Câu 13: Từ văn bản Trong mắt trẻ, bức tranh bụng trăn đóng, mở và bức tranh con cừu đựng trong chiếc hộp là biểu tượng cho điều gì?

  1. Mối quan hệ giữa trí tưởng tượng và sự thật cuộc sống, là mối tương quan giữa cái bên ngoài sự vật và cái ẩn sâu bên trong.
  2. Biểu tượng cho cái ác, cái thiện trong mỗi con người.
  3. Biểu tượng cho những thứ mà con người theo đuổi.
  4. Biểu tượng cho những bí ẩn tuyệt vời, đẹp đẽ, vô tận của cuộc sống.

 

Câu 14: Câu ca dao nào sau đây có sử dụng từ địa phương?

  1. Lên non mới biết non cao

    Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

  1. Bầm ơi có rét không bầm

    Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

  1. Mẹ già như ánh trăng khuya

    Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền.

  1. Biển Đông còn lúc vơi đầy

    Chứ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng.

Câu 15: Câu văn Và các ngôi sao đều cười hiền lành sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. So sánh.
  2. Ẩn dụ.
  3. Nhân hóa.
  4. Hoán dụ.

 

Câu 16: Tại sao tác giả lại sử dụng những hình ảnh minh họa trong văn bản Trong mắt trẻ?

  1. Vì tác giả cho rằng có những thứ dùng lời không thể biểu đạt hết được.
  2. Vì tác giả muốn cuốn sách của mình đẹp hơn.
  3. Vì tác giả muốn gây ấn tượng với độc giả.
  4. Vì tác giả cho rằng trẻ em sẽ thích những cuốn sách có hình vẽ.

Câu 17: Sắp xếp những sự kiện sau để được cốt truyện của đoạn trích Trong mắt trẻ.

(1) Nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé ở sa mạc Sa-ha-ra.

(2) Nhân vật “tôi” đi khoe Bức tranh số 1 của mình cho người lớn xem và hỏi họ có sợ không.

(3) Nhân vật “tôi” trở thành phi công.

(4) Hoàng tử bé nhờ nhân vật “tôi” vẽ giúp một con cừu.

(5) Nhân vật “tôi” suy nghĩ về hoàng tử bé sau khi trở về.

  1. (1) à (2) à (3) à (4) à (5).
  2. (5) à (4) à (3) à (2) à (1).
  3. (3) à (2) à (5) à (1) à (4).
  4. (2) à (3) à (1) à (4) à (5).

 

Câu 18: Từ đậu phộng tương đương với từ nào trong từ ngữ toàn dân?

  1. Khoai.
  2. Củ đậu.
  3. Lạc.
  4. Na.

Câu 19: Nam Cao có vai trò như thế nào trong nền văn học Việt Nam?

  1. Là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.
  2. Là cây bút tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.
  3. Là cây bút trẻ của nền văn học Việt Nam hiện đại.
  4. Là cây bút trẻ của nền văn học trung đại Việt Nam.

 

Câu 20: Nhân vật Binh Tư xuất hiện có tác dụng làm nổi bật phẩm chất nào ở nhân vật lão Hạc?

  1. Lão rất biết tận dụng thời cơ để cải thiện cuộc sống.
  2. Lão Hạc trước sau vẫn sống một cuộc đời đạm bạc, thật thà và lương thiện.
  3. Lão Hạc rất hiền lành, không quan tâm đến chuyện hàng xóm.
  4. Lão Hạc rất yêu thương con và yêu thương cậu Vàng.

 

Câu 21: Dòng nào dưới đây chỉ từ ngữ địa phương của từ mẹ?

  1. Thím, bác, cô, dì.
  2. Cậu, chú, bác, bá.
  3. Thầy, ba, tía, cha.
  4. Bu, bầm, u, má.

Câu 22: Đâu không phải là nhà văn hiện thực trong văn học hiện đại Việt Nam?

  1. Thạch Lam.
  2. Ngô Tất Tố.
  3. Nguyễn Công Hoan.
  4. Nam Cao.

 

Câu 23: Dòng nào sau đây không có từ địa phương?

  1. Tản cư, con heo, tinh thần.
  2. Vị trí, bốt, bệnh cùi.
  3. Củ mì, chén cơm, cải chính.
  4. Củ sắn, củ khoai, bệnh phong.

Câu 24: Câu ca dao sử dụng từ địa phương nào và tương đương với từ ngữ toàn dân nào?

Tay bưng đĩa muối mà lầm

Vừa đi vừa húp té ầm xuống mương.

  1. Từ địa phương tương đương với từ toàn dân rơi.
  2. Từ địa phương mương tương đương với từ toàn dân sông.
  3. Từ địa phương tương đương với từ toàn dân ngã.
  4. Từ địa phương mương tương đương với từ toàn dân ao.

 

Câu 25: Lão Hạc là một nhân vật như thế nào?

  1. Là người nông dân có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý.
  2. Là người nông dân sống ích kỉ, gàn dở, ngu ngốc.
  3. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
  4. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay