Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1. Trong bài Cái kính, lần thứ ba đi khám, vị giáo sư cho rằng mắt của nhân vật “tôi” bị gì?
A. Cận thị
B. Viễn thị
C. Loạn thị
D. Lão thị
Câu 2. Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: “Bây giờ là mấy giờ rồi?”
A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
B. Hồi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ
Câu 3. Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Nước Đại Việt ta là?
A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương
B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no
C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua
D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến
Câu 4. Từ nào trong các câu dưới đây có là từ Hán Việt?
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng
A. Xã tắc
B. Ngựa đá
C. Âu vàng
D. Cả A và C
Câu 5. Ai là người thường dùng thể chiếu?
A. Nhà sư
B. Nhà Nho ở ẩn
C. Nhà vua
D. Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 6: Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
A. Khi hưởng thụ thành quả nhất định, cần biết ơn người tạo ra thành quả đó
B. Muốn hưởng thụ thành quả thì phải tự thân vận động, không thể trông chờ vào người khác.
C. Nếu một người đưa bạn đến với thành công thì bạn phải có trách nhiệm chia tiền cho họ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Nghĩa hàm ẩn được sử dụng trong đời sống và trong tác phẩm văn học để:
A. Diễn tả những nội dung tế nhị
B. Tăng hiệu quả giao tiếp
C. Giúp văn bản hoặc lời nói trở nên huyền bí
D. Cả A và B.
Câu 8: Tác giả của văn bản “Đổi tên cho xã” là ai?
A. Nguyễn Huy Tưởng
B. Lưu Quang Vũ
C. Học Phi
D. Nguyễn Thái Học
Câu 9: Trong văn bản Đổi tên cho xã, điểm khác giữa cách trình bày kịch với cách trình bày một truyện ngắn là gì?
A. Sử dụng nhiều thủ pháp chứng minh, lời lẽ mang tính pháp luật.
B. Không phân chia đoạn, không có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
C. Tập trung vào lời thoại là chủ yếu, lời thoại được tách ra gắn với tên nhân vật ở đầu dòng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Trong bài Cái kính, chiếc kính thứ ba gây ra hậu quả gì?
A. Không còn gì thấy gì nữa, giống như mù luôn.
B. Nhìn cái gì cũng lùi xa hẳn ra
C. Một mắt nhìn được, một mắt không
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Đâu là cách nói về hậu quả khi đeo những chiếc kính?
A. Chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng nhất
B. Liệt kê các biểu hiện và / hoặc dùng cách nói tăng tiến
C. Sử dụng những từ ngữ gây cười
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Điều gây cười trong văn bản Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục nằm ở đâu?
A. Những câu nói thiếu hiểu biết và sự lừa lọc của phó may và thợ phụ.
B. Khi ông Jourdain đội mũ.
C. Khi ông Jordain nói chuyện cho vợ mình và bị đánh cho một trận.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Trong văn bản Thi nói khoác, quan thứ nhất khi thấy mình thua quan thứ hai bèn làm gì?
A. Dỗi, bỏ đi
B. Đánh cho quan thứ thư một trận
C. Giục quan thứ ba lên tiếng
D. Phản bác lại
Câu 14: Chi tiết gây cười ở lời nói khoác của quan thứ ba là gì?
A. Cây cầu dài, đứng bên này không trông thấy bên kia
B. Hai bố con nhà nọ mỗi người ở một đầu.
C. Ông bố chết vì không nhìn thấy con
D. Khi con sang đưa đám ma thì mới biết đã đoạn tang được ba năm rồi.
Câu 15: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “tiền” trong từ “tiền đạo”?
A. Tiền đồ
B. Tiền tài
C. Tiền nhân
D. Tiền tuyến
Câu 16: ........................................
........................................
........................................