Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1. Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu văn nào trong đoạn văn trên có chưa thán từ?

A. Trời ơi!

B. Ngày mai con chơi với ai?

C. Khốn nạn thân con thế này?

D. Con ngủ với ai?

Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Lưu Quang Vũ?

A. Hồn Trương Ba, da hàng thịt

B. Hương cây

C. Tôi và chúng ta

D. Truyện Anh Lục

Câu 3. Câu nào dưới đây chứa hàm ý?

A. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu, lão vừa cho tôi xin một ít bả chó

B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão

C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn

D. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình linh như vậy

Câu 4. Đâu không phải sáng tác của Vũ Đình Long?

A. Chén thuốc độc

B. Tòa án lương tâm

C. Thuyền trưởng tàu viễn dương

D. Gia tài

Câu 5. Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?

A. Biểu lộ sự ngạc nhiên

B. Biểu lộ sự nghi ngờ

C. Biểu lộ sự than thở vì bất lực

D. Biểu lộ sự chua chát

Câu 6: Em có thể rút ra bài học gì qua văn bản Tiếng cười có lợi ích gì này?

A. Hãy giải quyết mọi thứ bằng việc cười 

B. Luôn tìm cách để khiến người khác phải cười

C. Hãy cố gắng để mình có thể cười mỗi ngày

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Nói thật với ông: chú em rể tôi vừa trúng Chủ tịch huyện, chủ ấy nể tôi lắm.” (Lưu Quang Vũ).

A. Tôi không lo sợ gì cả, tôi có thể làm mọi thứ mà tôi muốn.

B. Chú em rể tôi sẽ lên chức Chủ tịch huyện.

C. Chủ tịch huyện phải sợ tôi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Từ ngữ toàn dân là gì?

A. Là từ ngữ được sử dụng trên các kênh VTV.

B. Là từ ngữ miền Bắc, từ ngữ thường dùng của người dân thành phố Hà Nội.

C. Là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Từ ngữ địa phương là gì?

A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

B. Là từ ngữ thường dùng của người dân miền Trung, miền Nam.

C. Là từ chỉ chung cho tiếng dân tộc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm là gì?

A. Tiết kiệm là tiêu xài, sử dụng ở mức đủ, không gây lãng phí còn keo kiệt là tiết kiệm thái quá.

B. Keo kiệt là tiêu xài, sử dụng ở mức đủ, không gây lãng phí còn tiết kiệm là keo kiệt thái quá.

C. Tiết kiệm là ăn tiêu một cách không lãng phí để xây nhà mua xe còn keo kiệt là ăn tiêu quá ít để nhanh chóng có thể xây nhà mua xe.

D. Keo kiệt là ăn tiêu một cách không lãng phí để xây nhà mua xe còn tiết kiệm là ăn tiêu quá ít để nhanh chóng có thể xây nhà mua xe.

Câu 11: Đỉnh điểm gây cười trong truyện “Vắt cổ chày ra nước” thể hiện ở câu nào?

A. Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền phức.

B. Nói rồi, hắn đưa cho người đầy tớ cái khố tải.

C. Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.

D. Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!

Câu 12: Bối cảnh của truyện “Khoe của” là gì?

A. Thời kì cuối nhà Trần

B. Thời kì Đổi mới

C. Ở một miền quê nghèo thời xưa

D. Bối cảnh không rõ ràng.

Câu 13: Bối cảnh của truyện “Con rắn vuông” là gì?

A. Ở nhà 

B. Ở rừng

C. Hai vợ chồng bàn chuyện

D. Bối cảnh không rõ ràng.

Câu 14: Trong bài Loại vi trùng quý hiếm, loại vi trùng mà giáo sư tìm được nguy hiểm đến mức nào?

A. Không nguy hiểm mà lại còn tốt cho sức khoẻ con người

B. Khi lọt vào mắt, sau bốn mươi tám giờ mà không chữa trị sẽ mù tịt.

C. Có thể giết chết người.

D. Có thể khiến toàn bộ loài người bị diệt vong.

Câu 15: Trong bài Loại vi trùng quý hiếm, để chia sẽ thành tích của mình rộng hơn, giáo sư đã làm gì?

A. Chia sẻ lên mạng xã hội.

B. Công bố trước báo chí.

C. Gọi mời tất cả những nhà khoa học tầm cỡ ở các hội y học, hội bác sĩ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay