Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Dế chọi (Bồ Tùng Linh)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Dế chọi (Bồ Tùng Linh). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 6: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM
ĐỌC: DẾ CHỌI
(17 câu)
I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)
Câu 1: Văn bản “Dế chọi” thuộc tác phẩm nào?
A. Truyền Kiều.
B. Liêu Trai chí dị.
C. Truyện cổ tích Việt Nam.
D. Truyền kì mạn lục.
Câu 2: Truyện “Dến chọi” thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn hiện đại.
B. Tiểu thuyết.
C. Truyện dân gian.
D. Truyện cười.
Câu 3: Phương thức biểu đạt của truyện “Dế chọi” là gì?
A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
B. Nghị luận, thuyết minh.
C. Hành chính, báo cáo.
D. Phân tích, bình luận.
Câu 4: Truyện “Dế chọi” lấy bối cảnh và thời gian đời nhà nào?
A. Đời nhà Tống.
B. Đời Tuyên Đức nhà Minh.
C. Đời nhà Thanh.
D. Đời nhà Nguyễn.
Câu 5: Ai là người phải chịu hậu quả nặng nề nhất từ việc cống nạp dế chọi?
A. Quan Tri huyện.
B. Lí trưởng.
C. Người dân.
D. Quan trong cung.
Câu 6: Câu “Một người thăng thiên, gà chó cũng thành tiên” trong truyện ngụ ý gì?
A. Ca ngợi sự công bằng trong xã hội.
B. Chỉ trích sự bất công trong xã hội phong kiến liên quan đến việc lạm dụng quyền lực và mối quan hệ để trục lợi.
C. Khuyến khích người dân nuôi gà chó.
D. Ca ngợi tài năng của nhà vua.
Câu 7: Trò chơi chọi dế bắt nguồn từ đâu?
A. Trò chơi nảy sinh từ đất Thiểm Tây.
B. Do viên quan lệnh huyện Hoa Âm muốn lấy lòng quan trên, đem tiến một con dế chọi. Vua thấy hay quá nên đòi phải cúng tiền thường xuyên.
C. Trò chơi chọi dế bắt nguồn từ một người dân chuyên đi buôn bán dế chọi tại huyện Hoa Âm.
D. Trò chơi chọi dế chọi là trò chơi dân gian, đã có từ lâu đời.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Ai là người đầu tiên tiến công dế chọi cho triều đình?
A. Quan tỉnh.
B. Quan lệnh huyện Hoa Âm.
C. Lí trưởng.
D. Thành Danh.
Câu 2: Thành Danh giữ chức vụ gì trong làng?
A. Thanh Danh là một quan lệnh.
B. Thành Danh là lí trưởng.
C. Thành Danh là chức dịch trong làng.
D. Thành Danh là một đồng sinh.
Câu 3: Thành Danh đã chịu hình phạt gì khi không nộp được dế?
A. Thành Danh bị phạt tiền.
B. Thành Danh bị đuổi việc.
C. Thành Danh bị đánh 100 gậy.
D. Thành Danh bị tù giam.
Câu 4: Ai đã đến thôn làng và được cho là có khả năng bói toán cầu thần?
A. Một thầy bói.
B. Một cô đồng gù.
C. Một nhà sư.
D. Một quan chức triều đình.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 6: Dế chọi (Bồ Tùng Linh)