Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời Bài 9: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Thực hành tiếng Việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 9: NHỮNG BÀI HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM ĐAU THƯƠNG

(Kịch và bi kịch)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIẾN ĐỔI VÀ MỞ RỘNG CẤU TRÚC CÂU: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Mở rộng cấu trúc câu nhằm mục đích gì?

A. Rút gọn thông tin của câu.

B. Tăng lượng thông tin cho câu.

C. Thay đổi ý nghĩa của câu.

D. Loại bỏ các thành phần không cần thiết.

Câu 2: Việc mở rộng thành phần câu bằng cụm chủ ngữ - vị ngữ giúp:

A. Rút gọn câu.

B. Thay đổi ý nghĩa câu.

C. Cung cấp thông tin cụ thể hơn.

D. Làm câu trở nên mơ hồ hơn.

Câu 3: Trong câu "Hôm qua, tôi rất vui vì được gặp lại một người bạn cũ mà tôi đã có nhiều năm gắn bó", phần "mà tôi đã có nhiều năm gắn bó" mở rộng:

A. Chủ ngữ.            B. Vị ngữ.              C. Bổ ngữ.              D. Trạng ngữ.

Câu 4: Ngoài cụm chủ ngữ - vị ngữ, thành phần câu còn có thể được mở rộng bằng:

A. Chỉ cụm danh từ và cụm động tử.

B. Chỉ cụm động từ và cụm tính từ.

C. Chỉ cụm tính từ và cụm danh từ.

D. Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ.

Câu 5: Trong câu "Cuốn sách mà anh cho tôi mượn rất hay", phần "mà anh cho tôi mượn" mở rộng:

A. Chủ ngữ.            

B. Vị ngữ.              

C. Bổ ngữ.              

D. Trạng ngữ.

Câu 6: Hình thức biến đổi nào liên quan đến vị trí của các từ ngữ trong câu?

A. Thay đổi trật tự của các từ ngữ.

B. Chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ.

C. Chuyển câu chủ động thành câu bị động.

D. Thay đổi thì của động từ.

Câu 7: Trong câu "Xin cảm ơn các bạn đã cổ vũ chúng tôi trong lần khởi nghiệp này", sự ủng hộ hướng vào đối tượng nào?

A. Quý vị.

B. Chúng tôi – người khởi nghiệp.

C. Dự án.

D. Việc triển khai.

Câu 8: Khi chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ, mục đích chính là gì?

A. Làm cho câu ngắn gọn hơn.

B. Nhấn mạnh ý nghĩa hoặc làm nổi bật ý muốn biểu đạt.

C. Thay đổi ý nghĩa của câu.

D. Khiến câu văn trở nên hay hơn.

Câu 9: Trong câu "Sự tiến bộ về kĩ năng viết của chúng tôi là kết quả của việc luyện viết thường xuyên", cụm từ nào là cụm danh từ được chuyển đổi từ cụm chủ ngữ - vị ngữ?

A. Sự tiến bộ về kĩ năng viết của chúng tôi.

B. Kết quả của việc luyện viết thường xuyên.

C. Việc luyện viết thường xuyên.

D. Kĩ năng viết của chúng tôi.

Câu 10: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?

A. Thay đổi ý nghĩa của câu.

B. Làm cho câu dài hơn.

C. Đảm bảo tính mạch lạc, liên kết giữ các câu.

D. Tăng tính trang trọng của câu.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Việc biến đổi cấu trúc câu có tác dụng gì đối với văn bản?

A. Làm cho văn bản dài hơn.

B. Thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của văn bản.

C. Đảm bảo tính mạch lạc, liên kết giữa các câu, các đoạn; làm nổi bật lên ý muốn biểu đạt.

D. Làm cho văn bản khó hiểu hơn.

Câu 2: Khi biến đổi cấu trúc câu, yếu tố nào cần được giữ nguyên?

A. Trật tự các từ.

B. Cấu trúc ngữ pháp.

C. Ý nghĩa cơ bản của câu.

D. Số lượng từ trong câu.

Câu 3: Câu nào trong các câu dưới đây dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần chủ ngữ của câu?

A. Tôi thích đọc những cuốn sách mà thầy giáo giới thiệu trong lớp.

B. Chiếc áo mà mẹ tặng tôi nhân dịp sinh nhật rất đẹp.

C. Chúng tôi đã thăm bảo tàng nơi trưng bày nhiều hiện vật lịch sử quý giá.

D. Em gái tôi mơ ước được đến Paris, thành phố mà cô ấy đã nghe rất nhiều.

Câu 4: Câu nào trong các câu dưới đây dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần bổ ngữ của câu?

A. Chiếc xe đạp mà bố mua cho tôi từ năm ngoái vẫn chạy rất tốt.

B. Bài hát mà cả lớp đang tập luyện cho cuộc thi sắp tới khá khó.

C. Anh ấy đang tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành mà anh ấy đã học ở đại học.

D. Cây đa cổ thụ mà cả làng tôn kính đã hơn trăm tuổi.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Thực hành tiếng Việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay