Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

Đề số 01

Câu 1: Hình ảnh “bóng trên tường” trong tác phẩm mang ý nghĩa gì?

A. Thể hiện lòng chung thủy của Vũ Nương.

B. Biểu tượng cho sự mơ hồ, ngộ nhận dẫn đến bi kịch.

C. Chứng minh tình yêu thương của con trai Vũ Nương.

D. Đại diện cho lòng tin của Trương Sinh.

Câu 2: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh xảy ra vì lý do gì?

A. Tranh giành lãnh thổ.

B. Giành công chúa Mị Nương.

C. Mâu thuẫn từ trước.

D. Sơn Tinh xúc phạm Thủy Tinh.

Câu 3: Hình ảnh Sơn Tinh chiến thắng tượng trưng cho điều gì?

A. Sự giàu có của vua Hùng.

B. Sức mạnh thiên nhiên.

C. Khả năng chống lũ lụt của nhân dân.

D. Chiến tranh giữa các bộ tộc.

Câu 4: Câu nào sau đây sử dụng lời dẫn trực tiếp?

A. Lan bảo rằng cô ấy rất thích đọc sách.

B. “Tôi sẽ giúp bạn,” Minh nói.

C. Bố dặn rằng chúng ta phải học chăm chỉ.

D. Hằng nói rằng hôm nay cô ấy không đi học.

Câu 5: Kiều Nguyệt Nga thể hiện lòng biết ơn với Lục Vân Tiên bằng cách nào?

A. Gửi thư cảm ơn.

B. Khắc thơ ca ngợi.

C. Tự nguyện kết duyên cùng chàng.

D. Dâng lễ vật.

Câu 6: Cách dẫn gián tiếp là gì?

A.Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.

B. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, có đặt trong dấu ngoặc kép.

C. Là lời văn đặt trong dấu ngoặc kép.

D. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.

Câu 7: Nhân vật trong truyện truyền kì có đặc điểm gì?

A. Chủ yếu là con người bình thường, không có khả năng kết nối với ma quỷ hay thần linh.

B. Là thần tiên và ma quỷ, mang những nét đặc biệt về ngoại hình và tính cách.

C. Là tiên và ma, thường mang hình ảnh và tính cách của con người.

D. Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,... Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người.

Câu 8: Đâu là thông tin khôngchính xác về tác giả Nguyễn Dữ.

A. Chưa rõ năm sinh, năm mất.

B. Sống vào khoảng thế kỉ XV.

C. Học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn.

D. Quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Câu 9: Cốt truyện của Thánh Tông di thảo có đặc điểm gì?

A. Thường mượn các tích truyện cổ của Trung Hoa.

B. Dựa trên các câu chuyện trong sử sách, văn liệu hoặc thực tế cuộc sống.

C. Ghi chép lại các chuyện kì lạ trong dân gian, được truyền tụng qua nhiều thế hệ.

D. Dựa trên các sự kiện lịch sử, con người có thật.

Câu 10: Vẻ đẹp của Mị Nương có sức ảnh hưởng như thế nào?

A. Mê nàng, chim ngẩn lưng giời đông.

B. Mê nàng bao người đến xin cưới.

C. Mê nàng bao người họa chân dung nàng.

D. Mê nàng bao người xin kết giao.

Câu 11: Theo nhà thơ, vì sao Thủy Tinh năm năm dâng nước bể đòi Mị Nương?

A. Vì Thủy Tinh rất căm ghét Sơn Tinh.

B. Vì Thủy Tinh là một người hiếu thắng, có lòng tự trọng cao.

C. Vì Thủy Tinh thích giương oai.

D. Vì Thủy Tinh là thần yêu nên khác thường.

Câu 12: Đâu là yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện “Dế chọi”?

A. Chi tiết con dế của Thành chọi đâu thắng đó.

B. Chi tiết con trai Thành vớt từ giếng lên vẫn còn thoi thóp thở, nhưng thần thái ngây ngốc như người gỗ, ngủ mê mệt.

C. Con dế chọi đấu thắng đó là do hồn con trai Thành đã hóa thân vào con dế chọi đó.

D. Chi tiết bà đồng chỉ điểm nơi có dế cho nhà Thành.

Câu 13: Tìm điển tích, điển cố trong đoạn thơ sau:

Trộm nhớ thuở gây hình tạo hoá,

Vẻ phù dung một đoá hoa tươi.

Nụ hoa chưa mỉm miệng cười,

Gấm nàng Ban đã nhạt mùi thu dung.

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

A. Gấm nàng Ban.

B. Gây hình tạo hóa.

C. Nụ hoa chưa mỉm miệng cười.

D. Nhạt mùi thu dung.

Câu 14: Nhận xét nào sau đây đúng nhất với điển tích, điển cố?

A. Điển tích, điển cố thường là những câu dài, với tác dụng để làm phong phú nội dung biểu đạt.

B. Thường được sử dụng để giúp tác phẩm thêm bác học, triết lý.

C. Chỉ gói gọn trong một vài từ, nhưng vẫn có thể biểu đạt một nội dung phong phú, dẫn đến tính chất của điển cố là gợi mở và kích thích sự liên tưởng của độc giả. 

D. Giúp đọc giả hiểu hơn chủ đề mà tác giả muốn đề cập đến.

Câu 15: Vì sao Lục Vân Tiên quyết định ra tay để trừng trị bọn cướp?

A. Vì Lục Vân Tiên là người thấy việc bất bình, hại đến dân là ra tay nghĩa hiệp.

B. Vì Lục Vân Tiên muốn có nhiều công trạng để được làm quan.

C. Vì Lục Vân Tiên mến mộ Kiều Nguyệt Nga đã lâu, muốn lấy cớ làm quen.

D. Vì Lục Vân Tiên thích giao tranh để luyện võ.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay