Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
Đề số 02
Câu 1: Truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” thể hiện tư tưởng gì?
A. Quan niệm về nhân duyên trong hôn nhân.
B. Tinh thần yêu nước của người Việt.
C. Cuộc đấu tranh chống thiên tai của nhân dân.
D. Mối quan hệ giữa thần linh và con người.
Câu 2: Lục Vân Tiên là người như thế nào?
A. Hiền lành, nhút nhát.
B. Hèn nhát, bạc nhược.
C. Trượng nghĩa, sẵn sàng ra tay cứu người.
D. Ích kỷ, tham lam.
Câu 3: Kiều Nguyệt Nga có thái độ thế nào với Lục Vân Tiên?
A. Căm ghét.
B. Biết ơn, kính trọng.
C. Sợ hãi.
D. Khinh thường.
Câu 4: Trong đoạn trích, Kiều đã báo ân ai?
A. Hoạn Thư.
B. Thúc Sinh.
C. Từ Hải.
D. Sở Khanh.
Câu 5: Vì sao nhân vật chính dùng tiếng đàn để giải oan?
A. Vì không thể nói trực tiếp.
B. Vì đàn có thể lay động lòng người.
C. Vì đàn là sở trường của nhân vật.
D. Vì nhân vật muốn thu hút sự chú ý.
Câu 6: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu ; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.
A. Chỉ là một câu văn trần thuật.
B. Vừa là lời nói, vừa là ý nghĩ của nhân vật.
C. Là ý nghĩ của nhân vật.
D. Là lời nói của nhân vật.
Câu 7: Việc sử dụng lời dẫn gián tiếp có vai trò như thế nào?
A. Giúp cho diễn đạt trở nên sâu sắc, thuyết phục.
B. Giúp cho câu chuyện trở nên trôi chảy hơn và giúp độc giả dễ dàng hiểu được ý nghĩa của nhân vật.
C. Giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn.
D. Giúp bài viết thêm nổi tiếng, nhiều người đọc chú ý đến.
Câu 8: Ý nghĩa tên gọi Truyền kì mạn lục là gì?
A. Chép lại nguyên văn những truyện lưu truyền trong dân gian.
B. Ghi chép những sự kiện kì lạ trong lịch sử.
C. Ghi chép về những con người kì lạ trong dân gian.
D. Ghi chép tản mạn những truyện lạ.
Câu 9: Cuối mỗi truyện trong Thánh Tông di thảo có lời bàn của ai?
A. Sơn Nam Thúc.
B. Lê Thánh Tông.
C. Nguyễn Dữ.
D. Người dịch truyện.
Câu 10: Kể từ khi có Ngọa Vân xuất hiện, gia đình thuyền chài mỗi lần buông lưới là được toàn cá ngon, chốc lát đã đầy nửa thuyền. Chiều đem về chợ bán, thường được giá đắt. Gia tư giàu có dần. Cứ như thế được bốn năm. Chi tiết này thể hiện điều gì?
A. Đức hiếu kính với đấng sinh thành và vun vén cho gia đình nhà chồng của Ngọa Vân.
B. Sự chăm chỉ, chịu khó của Ngọa Vân.
C. Ngọa Vân đem đến may mắn cho gia đình nhà chồng.
D. Trời thương gia đình nhà thuyền chài.
Câu 11: Những chi tiết miêu tả ngoại hình của Mị Nương giúp em hình dung thế nào về nhân vật này?
A. Mị Nương là một người con gái xinh đẹp, đáng yêu.
B. Mị Nương là một người con gái trưởng thành, chín chắn.
C. Mị Nương là một người con gái sắc sảo, bản lĩnh.
D. Mị Nương là một người con gái mạnh mẽ, khỏe khoắn.
Câu 12: Khi mang đi chọi, con dế của Thành đã tham gia chọi như thế nào?
A. Chọi với đủ thứ dế đều thua.
B. Chọi với đủ thứ dế đều thắng.
C. Chọi với gà thì liền thua.
D. Chọi với đủ thứ dế đều thắng, đem gà ra thử thì cắn chặt vào mào gà không buông.
Câu 13: Đặc trưng nổi bật nào của thể truyền kì được thể hiện trong văn bản Dế chọi?
A. Tính phê phán, đả kích.
B. Yếu tố bi kịch.
C. Yếu tố hoang đường, kì ảo.
D. Yếu tố hài hước, châm biếm.
Câu 14: Tìm điển tích, điển cố trong đoạn thơ sau:
Tình cờ bắt gặp nàng đây,
Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần.
Để mà kết nghĩa tương thân,
Mai ngày chỉ Tấn, tơ Tần se duyên
(Ca dao)
A. Kết nghĩa tương thân.
B. Tơ Tần se duyên.
C. Chỉ Tấn, tơ Tần.
D. Tình cờ bắt gặp nàng đây.
Câu 15: Chi tiết như “bẻ cây làm gậy” và “nhắm làng xông vô” thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự vội vàng, hấp tấp.
B. Thể hiện sự hiếu thắng, nóng nảy.
C. Dứt khoát, nhanh nhẹn, thể hiện sự nóng lòng cứu người của chàng.
D. Sự nóng lòng cứu người nhưng hấp tấp, vội vàng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................