Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
Đề số 03
Câu 1: Truyện "Người con gái Nam Xương" được trích từ tác phẩm nào?
A. Truyền kỳ mạn lục.
B. Lĩnh Nam chích quái.
C. Việt điện u linh.
D. Đại Việt sử ký toàn thư.
Câu 2: Vì sao Vũ Nương rơi vào bi kịch oan khuất?
A. Do sự nghi ngờ vô lý của Trương Sinh.
B. Do lời nói vô tình của đứa con nhỏ.
C. Do chế độ phong kiến bất công với phụ nữ.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3: Khi nào nên sử dụng cách dẫn trực tiếp?
A. Khi muốn tóm tắt ý chính của người khác.
B. Khi muốn nhấn mạnh lời nói nguyên văn của người khác.
C. Khi muốn diễn đạt lại ý của người khác theo cách của mình.
D. Khi không nhớ chính xác lời nói của người khác.
Câu 4: Chuyển câu sau từ cách dẫn trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp: "Tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao," bạn Lan nói.
A. Bạn Lan nói rằng bạn ấy sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao.
B. Bạn Lan nói: "Tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao."
C. Bạn Lan nói cô ấy sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao.
D. Bạn Lan nói rằng: "Tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao".
Câu 5: Nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch của Vũ Nương trong truyện là gì?
A. Xung đột gia đình do chiến tranh
B. Sự nghi kỵ và ghen tuông của Trương Sinh
C. Vũ Nương không chung thủy với chồng
D. Lời đồn đại của người dân trong làng
Câu 6: Đâu là lời dẫn trực tiếp trong những câu văn dưới đây?
A. “Tao thật ghét phải để mày lại môt mình”, cậu nhóc nói, ve vuốt cái lưng con mèo mun to đùng, mập ú.
B. Cậu chủ quả là tốt bụng, con mèo nghĩ, miệng đầy những mảnh vụn.
C. Ý ta là gì ấy nhỉ, một cậu nhóc tốt bụng thôi ư? Cậu chủ phải là xin nhất ấy chứ? Nó tự đính chính khi nuốt thức ăn.
D. Nó có thể tượng tượng ra trên boong một con tàu viễn dương khổng lồ đang chạy xuyên qua những lớp sóng.
Câu 7: Tập truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ gồm bao nhiêu truyện?
A. 20 truyện.
B. 19 truyện.
C. 22 truyện.
D. 25 truyện.
Câu 8: Vì sao Vũ Nương luôn phải giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng phải đi đến thất hòa?
A. Vì nàng hiểu Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.
B. Vì nàng không tin tưởng Trương Sinh.
C. Vì Trương Sinh là người đa mưu túc trí, không thể lừa gạt được chàng.
D. Vì nàng là người luôn nhún nhường, cam chịu.
Câu 9: Vì sao hàng ngày, cơm sáng xong, đợi cha mẹ đem lưới ra vực là Thúc Ngư vội vàng đi ngay?
A. Vì chàng muốn trốn tránh việc phải đi học.
B. Vì chàng ham chơi, thích khám phá những điều kì lạ.
C. Vì chàng muốn tự đánh bắt cá ở một vùng khác.
D. Vì chàng muốn tìm một người vợ để đỡ đần công việc, chung sức để kiếm được nhiều tiền hơn, phải đi lâu ngày, xét cho kĩ.
Câu 10: Hình ảnh vua Hùng trong hai câu thơ sau cho ta hình dung về nhân vật này?
Hùng Vương mơ vị tay bờ thành,
Trông bụi hồng tuôn xa, xa lắc,
Mắt nhòa, lệ ngọc ngấn đầm quanh…
A. Gần gũi, đôn hậu, hết lòng yêu thương con gái như bao bậc làm cha làm mẹ khác.
B. Lẫm liệt, oai phong, thể hiện được dáng dấp của một bậc đế vương.
C. Yếu đuối, bao bọc Mị Nương.
D. Lạnh lùng, cương quyết, sát phạt.
Câu 11: Nghệ thuật nổi bật nhất trong bài thơ Sơn Tinh – Thủy Tinh là gì?
A. Bút pháp lãng mạn hóa.
B. Bút pháp hiện thực.
C. Yếu tố hoang đường, kì ảo.
D. Yếu tố phóng đại, khoa trương.
Câu 12: Câu chuyện Dế chọi đã phản ánh điều gì về giai cấp thống trị?
A. Giai cấp thống trị tàn ác, đày đọa nhân dân.
B. Giai cấp thống trị ăn chơi, sa đọa, tàn ác, gây bao thảm cảnh cho dân chúng.
C. Giai cấp thông trị liêm khiết, hết lòng vì dân.
D. Giai cấp thống trị lười biếng, ham mê chọi dế, quên đi trách nhiệm của bản thân.
Câu 13: Đâu là đặc điểm nổi bật nhất của điển tích, điển cố?
A. Tính cô đọng, hàm súc.
B. Tính hài hước, hóm hỉnh.
C. Tính sâu sắc, nặng triết lý.
D. Tính sáng tạo, mới mẻ.
Câu 14: Theo em, giai đoạn suy tàn của điển cố trong sáng tác diễn ra khi nào?
A. Khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
B. Trong giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.
C. Khi chữ Quốc ngữ xuất hiện, chữ Hán và chữ Nôm không còn được sử dụng nữa.
D. Giai đoạn đất nước đổi mới năm 1986.
Câu 15: Vì sao Lục Vân Tiên đề nghị Kiều Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra”?
A. Vì Lục Vân Tiên có việc vội phải đi ngay, không có thời gian trò chuyện.
B. Vì Lục Vân Tiên là người đã có gia đình, phải giữ danh nghĩa.
C. Vì sự khác nhau về danh phận (nàng là phận gái ta là phận trai).
D. Vì Kiều Nguyệt Nga có danh phận cao quý, Lục Vân Tiên chỉ là thường dân.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................