Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
Đề số 04
Câu 1: Tiếng đàn trong tác phẩm có tác dụng gì?
A. Giúp nhân vật chính thư giãn
B. Giải oan, bày tỏ nỗi lòng
C. Dẫn dắt câu chuyện
D. Tạo không khí vui tươi
Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch của Vũ Nương trong truyện là gì?
A. Xung đột gia đình do chiến tranh
B. Sự nghi kỵ và ghen tuông của Trương Sinh
C. Vũ Nương không chung thủy với chồng
D. Lời đồn đại của người dân trong làng
Câu 3: Qua nhân vật Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu muốn đề cao phẩm chất gì?
A. Sự anh hùng, nghĩa hiệp.
B. Sự khôn khéo, mưu mô.
C. Sự giàu có, quyền lực.
D. Lòng vị tha.
Câu 4: Chuyển câu sau từ cách dẫn gián tiếp sang cách dẫn trực tiếp:
Nam bảo rằng cậu ấy đã hoàn thành bài tập.
A. Nam bảo: "Cậu ấy đã hoàn thành bài tập."
B. Nam bảo: "Mình đã hoàn thành bài tập."
C. Nam bảo: "Tôi đã làm xong bài tập."
D. Nam bảo: "Cậu đã làm bài tập xong chưa?"
Câu 5: Điểm khác biệt cơ bản giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là gì?
A. Cách dẫn trực tiếp giữ nguyên lời nói gốc, còn cách dẫn gián tiếp biến đổi phù hợp với ngữ cảnh.
B. Cách dẫn trực tiếp luôn đặt trong ngoặc kép, còn cách dẫn gián tiếp không cần.
C. Cách dẫn trực tiếp luôn sử dụng dấu hai chấm, còn cách dẫn gián tiếp thì không.
D. Cách dẫn gián tiếp luôn đi kèm với trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu 6: Đâu khôngphải là lời dẫn trực tiếp trong những câu văn dưới đây?
A. Vài ngày trước khi Zorba rời khỏi giỏ, mèo mẹ đã rất nghiêm khắc nói với nó, “Con đã có chân cẳng và giác quan nhanh nhạy. Mấy điều đó tốt thôi, nhưng con phải biết thận trọng mỗi khi đi đâu. Mẹ không muốn con bò ra giỏ”.
B. “Mày mù rồi hả, con bồ nông đần độn này! Lại đây nào, mèo con. Tí nữa thì mày tiêu đời trong bụng con chim già xấu xí kia rồi.” Cậu nhóc nói rồi bế Zorba lên tay.
C. “Tạm biệt, Zorba!” “Tạm biệt” Hai thằng nhóc em cũng gào lên và vẫy chào rối rít.
D. Cô chỉ ước sao có một bộ hàm lớn của con cá khổng lồ nào đó nhanh chóng nuốt chửng lấy mình.
Câu 7: Cốt truyện trong truyện truyền kì có đặc điểm gì?
A. Chủ yếu sử dụng những địa điểm, con người, sự kiện có thực trong lịch sử, có tính xác thực.
B. Thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hoá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.
C. Chỉ sử dụng yếu tố kì ảo để xây dựng cốt truyện tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hoá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.
D. Mượn những cốt truyện và điển tích, điển cố từ Trung Hoa, sáng tạo và biến đổi cho phù hợp với văn hóa và quan niệm của Việt Nam.
Câu 8: Lời tiễn chồng của Vũ Nương dưới đây thể hiện tính cách nào trong con người nàng?
“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.
A. Yêu thương, trân trọng hạnh phúc gia đình, không màng đến vinh hoa phú quý.
B. Tinh tế, khéo léo, giỏi giao thiệp.
C. Mạnh mẽ, kiên cường, có thể gánh vác được công việc gia đình.
D. Chăm chỉ, chịu khó và nhẫn nại với mọi người.
Câu 9: Ngọa Vân được giới thiệu như thế nào?
A. Là con thứ mười chín của ông già dưới cằm có hai cái râu rất dài.
B. Là họ hàng xa của vợ chồng nhà thuyền chài.
C. Là cô gái Thúc Ngư gặ ở bờ biển, có lời hẹn ước Chu Trần, còn ít tuổi.
D. Là con thứ tám mươi chín của ông già dưới cằm có hai cái râu rất dài, tuổi vừa tròn đôi mươi.
Câu 10: Tiếng hát trong nước mắt của Ngọa Vân ẩn chứa điều gì?
A. Tiếng hát của sự ai oán, khổ đau,
B. Tiếng hát thể hiện sự tức giận, phẫn uất.
C. Tiếng hát của sự hạnh phúc, vui mừng.
D. Tiếng hát của tình yêu, tình thương, của đạo lí và đức hi sinh.
Câu 11: Tiếng hát trong nước mắt của Ngọa Vân ẩn chứa điều gì?
A. Tiếng hát của sự ai oán, khổ đau,
B. Tiếng hát thể hiện sự tức giận, phẫn uất.
C. Tiếng hát của sự hạnh phúc, vui mừng.
D. Tiếng hát của tình yêu, tình thương, của đạo lí và đức hi sinh.
Câu 12: Sự đối lập ở hình ảnh con dế chọi là gì?
A. Con dế chọi là phương tiện vui chơi giải trí cho vua quan nơi cung cấm nhưng là yếu tố quyết định sống chết của người dân.
B. Con dế chọi nhỏ bé là thứ đem đến vinh hoa phú quý cho người dân.
C. Con dế chọi là thứ quyết định sống chết của người dân.
D. Con dế chọi chỉ đơn thuần là phương tiện vui chơi giải trí của mọi người trong xã hội lúc bấy giờ.
Câu 13: Đâu là điển cố trong văn bản Dế chọi?
A. Ngọc báu liên thành.
B. Phúc ấm.
C. Trác dị.
D. Giải xác thanh.
Câu 14: Điển tích, điển cố thường được sử dụng trong giai đoạn văn học nào?
A. Văn học hiện đại.
B. Văn học hậu hiện đại.
C. Văn học kháng chiến.
D. Văn học trung đại.
Câu 15: Đâu không phải là mục đích khi các nhà văn, nhà thơ mượn điển tích, điển cố vào trong sáng tác?
A. Xây dựng hình tượng nhân vật.
B. Miêu tả hoàn cảnh chính trị, xã hội đương thời.
C. Giúp cho tác phẩm thêm hài hước, gây được tiếng cười.
D. Bộc lộ chí hướng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................