Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
Đề số 05
Câu 1: Tại sao Vũ Nương phải tự vẫn?
A. Vì bị chồng nghi oan thất tiết.
B. Vì bị gia đình nhà chồng ruồng bỏ.
C. Vì muốn trở về thủy cung.
D. Vì chán ghét cuộc sống.
Câu 2: Qua bi kịch của Vũ Nương, tác giả muốn phản ánh điều gì về xã hội phong kiến?
A. Sự hà khắc và bất công với người phụ nữ.
B. Cuộc sống giàu sang của tầng lớp quý tộc.
C. Vai trò của thần linh trong đời sống.
D. Tình yêu chung thủy của người phụ nữ.
Câu 3: Nhân vật nào chiến thắng trong cuộc chiến giành công chúa Mị Nương?
A. Sơn Tinh.
B. Thủy Tinh.
C. Cả hai đều chiến thắng.
D. Không ai chiến thắng.
Câu 4: Câu nào dưới đây có sử dụng lời dẫn gián tiếp?
A. Cô giáo nói: "Các em cần học bài đầy đủ."
B. Cô giáo dặn rằng chúng em cần học bài đầy đủ.
C. "Các em cần học bài đầy đủ" - cô giáo nhắc nhở.
D. Cô giáo bảo: "Các em nhớ học bài nhé!"
Câu 5: Điển tích “Triệu Tử Long cứu A Đẩu” nói về điều gì?
A. Một vị tướng giỏi.
B. Lòng trung thành.
C. Một câu chuyện tình yêu.
D. Sự phản bội.
Câu 6: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói của nhân vật hay ý nghĩa của nhân vật?
Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả...".
A. Vừa là lời nói của nhân vật, vừa là lời dẫn được thuật lại.
B. Chỉ là một câu văn trần thuật.
C. Là ý nghĩ của nhân vật.
D. Là lời nói của nhân vật.
Câu 7: Nhân vật truyền kì trong Nam Xương nữ tử truyện gồm những ai?
A. Chỉ có con người là: Vũ Nương, Trương Sinh, bé Đản, người mẹ chồng.
B. Có con người và ma quỷ.
C. Có người phàm trần là gia đình Vũ Nương và Phan Lang, đức Linh Phi là thần linh.
D. Thần linh là Linh Phi, ma quỷ là Phan Lang và người phàm trần là gia đình Vũ Nương.
Câu 8: Đâu là chi tiết kì ảo trong văn bản Nam Xương nữ tử truyện?
A. Chàng tuy giận là nàng thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng, nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả.
B. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cò tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
C. Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản.
D. Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mỗ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc.
Câu 9: Những câu thơ dưới đây là lời của ai?
Chồng đem tấm lưới chặn dòng sâu,
Vợ vác cần dài tới bế câu.
Gió sớm đi ra, chèo một mái,
Trăng đêm trở lại cá từng sâu.
A. Lời của nhân vật Thúc Ngư.
B. Lời của vợ chồng nhà thuyền chài.
C. Lời của Ngoạ Vân.
D. Lời của người kể chuyện.
Câu 10: Những câu thơ dưới đây là lời của ai?
Chồng đem tấm lưới chặn dòng sâu,
Vợ vác cần dài tới bế câu.
Gió sớm đi ra, chèo một mái,
Trăng đêm trở lại cá từng sâu.
A. Lời của nhân vật Thúc Ngư.
B. Lời của vợ chồng nhà thuyền chài.
C. Lời của Ngoạ Vân.
D. Lời của người kể chuyện.
Câu 11: Sau khi thua trong trận chiến với Sơn Tinh, Thủy Tinh có chấp nhận kết quả đó không?
A. Thủy Tinh chấp nhận kết quả và không gây chiến nữa.
B. Thủy Tinh không chấp nhận kết quả, năm năm dâng nước bể, đục núi hò reo đòi Mị Nương.
C. Thủy Tinh chấp nhận kết quả, nhưng năm năm dâng nước để trả thù Sơn Tinh.
D. Thủy Tinh không chịu thua nhưng cũng không gây chiến đòi Mị Nương nữa.
Câu 12: Theo em, đâu là nhận xét đúng nhất về những chi tiết được nhà thơ sáng tạo trong bải thơ Sơn Tinh – Thủy Tinh?
A. Những chi tiết hoang đường, kì ảo tạo sự li kì cho tác phẩm.
B. Những chi tiết nửa thực nửa ảo, vừa có lí vừa vô lí, vừa nghiêm túc vừa hóm hỉnh.
C. Những chi tiết hiện thực với không gian và thời gian mang tính xác thực.
D. Những chi tiết lãng mạn, mang tính sáng tạo độc đáo của riêng nhà thơ.
Câu 13: Đâu không phải là yếu tố hiện thực được đan xen vào văn bản Dế chọi?
A. Thời gian là năm Tuyên Đức nhà Minh.
B. Địa danh tỉnh Thiểm Tây.
C. Gác Đại Phật.
D. Nhân vật Thành có thật trong lịch sử Trung Hoa.
Câu 14: Việc sử dụng điển tích, điển cố thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự hiểu biết và sự vận dụng sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ xưa.
B. Thể hiện sự mới mẻ, đổi thay của văn học.
C. Thể hiện sự giao lưu văn hóa với các quốc gia.
D. Thể hiện sự tụt hậu của văn học khi chỉ dùng những ngữ liệu cũ.
Câu 15: Cảnh đánh cướp của Lục Vân Tiên được mô tả qua cặp câu lục bát nào dưới đây?
A. Vân Tiên mặt đỏ phừng phừng
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây?
B. Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
C. Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
D. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................