Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Luận điểm đầu tiên trong văn bản Phát biểu của Tổng bí thư Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đề cập đến vấn đề gì?
A. Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Trách nhiệm của những người lãnh đạo.
C. Thực trạng biến đổi khí hậu và lời kêu gọi hành động.
D. Sự cấp thiết của hành động ngay lập tức.
Câu 2: Theo nội dung văn bản Cái gốc của mọi công dân toàn cầu, khi một người nói "tôi là công dân toàn cầu", điều đó thể hiện điều gì?
A. Họ đã từ bỏ quốc tịch ban đầu.
B. Họ từng du lịch đến nhiều quốc gia.
C. Họ đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
D. Họ có khả năng nói được nhiều ngôn ngữ.
Câu 3: Chủ đề chính của bài nghị luận Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là gì?
A. Vũ khí hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong an ninh quốc gia.
B. Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.
C. Sự cần thiết của việc gia tăng sản xuất vũ khí hạt nhân.
D. Vũ khí hạt nhân không gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 4: Nội dung cốt lõi của luận đề của bài phát biểu của Tổng bí thư Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu là gì?
A. Sự nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đe dọa sự tồn vong của hành tinh.
B. Tầm quan trọng của giáo dục.
C. Sự phát triển của công nghệ.
D. Vai trò của hợp tác quốc tế.
Câu 5: Theo bài đọc Bản sắc dân tộc, đặc trưng của toàn cầu hóa là gì?
A. Áp đặt văn hóa.
B. Xóa bỏ sự khác biệt.
C. Đồng nhất hóa.
D. Đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các dân tộc.
Câu 6: Bài nghị luận Đấu tranh cho cuộc sống hoà bình được viết vào năm nào?
A. 1976.
B. 1986.
C. 1996.
D. 2006.
Câu 7: Trong bài đọc Những điều cần biết an toàn trong không gian mạng, biện pháp nào bảo vệ thông tin cá nhân không đúng khi truy cập mạng?
A. Không ghi chép thông tin cá nhân ở nơi người khác có thể đọc.
B. Giữ máy tính không nhiễm phần mềm gián điệp.
C. Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng.
D. Đăng tải tất cả thông tin cá nhân lên mạng cho mọi người cùng biết.
Câu 8: Câu ghép đẳng lập là gì?
A. Câu ghép mà các vế có quan hệ bình đẳng, ngang hàng với nhau.
B. Câu ghép mà các vế có quan hệ phụ thuộc vào nhau.
C. Câu ghép không có từ nối.
D. Câu ghép có nhiều hơn hai vế.
Câu 9: Trong bài đọc Cách suy luận, mục đích của việc loại trừ các nguyên nhân ít khả năng xảy ra trong quá trình suy luận của Holmes là gì?
A. Để đưa ra nhiều giả thiết hơn.
B. Để xác định được nguyên nhân chính xác nhất.
C. Để làm phức tạp vấn đề.
D. Để tiết kiệm thời gian.
Câu 10: Đâu không phải là mục đích của việc rút gọn câu là:
A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh.
B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước.
C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
D. Đẻ dành thời gian viết các câu dài và quan trọng hơn trong bài tập.
Câu 11: Ngoài truyện trinh thám, A-thơ Cô-nan Đoi-lơ còn sáng tác những thể loại nào khác?
A. Chỉ viết truyện trinh thám.
B. Truyện khoa học viễn tưởng và tiểu thuyết lịch sử.
C. Thơ và kịch.
D. Truyện khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, bút kí và thơ.
Câu 12: Dựa vào phần tóm tắt đầu văn bản Kẻ sát nhân lộ diện, em hãy cho biết, ai là người bị tình nghi liên quan đến cái chết của cựu cảnh sát Đan Rô-bớt?
A. Scan-lâu.
B. Ba-brơ.
C. Giôn Oa-rân.
D. Gioóc Cle-mon.
Câu 13: Trong bài đọc Ngôi mộ cổ, Mục tiêu chính của Kỳ Phát và con cháu họ Đặng khi tham gia vào cuộc phiêu lưu tìm kho báu là gì?
A. Khám phá những bí ẩn lịch sử của gia tộc.
B. Tìm kiếm kho báu gia tộc được giấu kín.
C. Thực hiện di nguyện của ông tổ họ Đặng.
D. Tìm kiếm những cổ vật quý hiếm để bán.
Câu 14: Trong bài Bức thư tưởng tượng, nhân vật "tôi" ao ước điều gì sau khi đọc những bức thư trong sách?
A. Có cha mẹ nhiều tiền.
B. Có nhiều bạn trong lớp.
C. Có cha mẹ hiểu thấu tình cảm và hành vi của mình.
D. Trở thành nhà văn trong tương lai.
Câu 15: Ai là tác giả của bài thơ "Hai chữ nước nhà"?
A. Nguyễn Trãi.
B. Nguyễn Phi Khanh.
C. Nguyễn Du.
D. Trần Tuấn Khải.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................