Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Nhà văn Arthur Conan Doyle được sinh vào năm nào?
A. 1857
B. 1858
C. 1859
D. 1860
Câu 2: Dựa vào phần tóm tắt đầu văn bản Kẻ sát nhân lộ diện, ai là người đã gọi điện cho Oa-rân và tiết lộ về mối quan hệ của vợ anh?
A. Đô-rơ Ben-ly.
B. Scan-lân.
C. Ba-brơ.
D. Phran-xơ.
Câu 3: Phạm Cao Củng sinh ra và lớn lên ở đâu?
A. Hà Nội.
B. Hải Dương.
C. Huế.
D. Sài Gòn.
Câu 4: Theo văn bản Phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu là vấn đề như thế nào?
A. Là vấn đề riêng của một số quốc gia.
B. Là mối đe dọa không đáng kể.
C. Là vấn đề toàn cầu.
D. Là hiện tượng tự nhiên không thể kiểm soát.
Câu 5: Theo văn bản Bản sắc dân tộc, cái gốc của mọi công dân toàn cầu, khi giới thiệu bản thân là "công dân Việt Nam", điều quan trọng là gì?
A. Chỉ nói về quốc tịch.
B. Thể hiện sự trân trọng và tự hào về đất nước.
C. Phân biệt với người nước ngoài.
D. Khẳng định vị thế cá nhân.
Câu 6: Trong bài nghị luận Đấu tranh cho cuộc sống hoà bình, tại sao ý kiến "Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa" được xem là chủ quan?
A. Vì nó dựa trên sự kiện lịch sử.
B. Vì nó là một thực tế đã được kiểm chứng.
C. Vì nó là nhận định về một khả năng dựa trên hiểu biết của tác giả.
D. Vì nó phản ánh quan điểm chung của cộng đồng quốc tế.
Câu 7: Trong bài đọc Những điều cần biết an toàn trong không gian mạng, trẻ em nên làm gì nếu nghi ngờ một ứng dụng hoặc trang web có nguy cơ gây hại?
A. Tiếp tục sử ụng để kiểm tra thêm.
B. Xóa phần mềm ứng dụng hoặc thoát khỏi trang thông tin.
C. Cung cấp thông tin cá nhân để báo cáo.
D. Chia sẻ với bạn bè về ứng dụng đó.
Câu 8: Quan hệ nào sau đây là quan hệ của câu ghép chính phụ?
A. Quan hệ tương phản.
B. Quan hệ lựa chọn.
C. Quan hệ bổ sung.
D. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Câu 9: Giải pháp nào là bước đầu tiên để rèn luyện năng lực suy luận?
A. Thực hành phân tích các dữ liệu và suy đoán của bản thân.
B. Tập trung quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh, kể cả những chi tiết nhỏ nhất.
C. Đặt ra các câu hỏi: Vì sao, cái gì, như thế nào, nếu ... thì...
D. Thực hành thường xuyên và lặp đi lặp lại các thao tác tư duy.
Câu 10: Cho ba câu sau:
“Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.” (Khánh Hoài)
Câu “Ôi, em Thủy” có cấu tạo như thế nào?
A. Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
B. Đó là câu rút gọn lược bỏ chủ ngữ.
C. Đó là câu rút gọn lược bỏ vị ngữ.
D. Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 11: Trong văn bản Chiếc mũ miện dát đá be-ro, A-thơ mê cờ bạc và đang nợ nần, giao du với Gioóc Bơ-queo, ý nghĩa của chi tiết – mang mối trên trong việc phá án là gì?
A. A-thơ cần tiền nên có thể lấy cắp chiếc mũ miện.
B. A-thơ sẽ không lấy cắp mũ miện vì sợ bị phát hiện.
C. A-thơ sẽ đổ lỗi cho người khác ngay lập tức vì sợ mọi người nghi ngờ mình.
D. A-thơ sẽ lo lắng, sợ sệt và trốn mất dù không phải người lấy trộm.
Câu 12: Trong văn bản Kẻ sát nhân lộ diện, việc miêu tả bối cảnh không gian và thời gian có tác dụng gì?
A. Làm tăng kịch tính của cuộc đấu trí.
B. Giảm bớt căng thẳng trong câu chuyện.
C. Kéo dài thời gian diễn biến của sự kiện.
D. Làm rõ động cơ của tội phạm.
Câu 13: Trong bài đọc Ngôi mộ cổ, manh mối quan trọng nhất giúp nhóm tìm thấy kho báu là gì?
A. Bản đồ kho báu được giấu kín.
B. Bài thơ thất ngôn bát cú khắc trên đáy đĩa cổ.
C. Những dấu hiệu bí ẩn trong khu mộ cổ.
D. Sự giúp đỡ của người dân địa phương.
Câu 14: Qua Bức thư tưởng tượng, nhân vật "tôi" bộc lộ tình cảm gì với cha?
A. Nhân vật “tôi” bộc lộ sự căm ghét với cha.
B. Nhân vật “tôi” thể hiện sự thờ ơ với cha.
C. Nhân vật “tôi” bộ lộ tình yêu thương sâu sắc và lòng tự hào về người cha.
D. Nhân vật “tôi” thể hiện sự xấu hổ.
Câu 15: Mục đích chính của người cha khi nhắc đến những tấm gương anh hùng trong lịch sử trong bài Hai chữ nước nhà là gì?
A. Khoe khoang về quá khứ huy hoàng.
B. Cổ vũ, khích lệ con tiếp bước cha ông trả thù nhà, đền nợ nước.
C. Chỉ trích thế hệ trẻ hiện tại.
D. Tỏ ra bi quan về tương lai.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................