Trắc nghiệm câu trả lời ngắn KHTN 9 chân trời Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

Câu 1: Dạng tồn tại của carbon trong tự nhiên ở dạng đơn chất là

Trả lời: than đá, kim cương

Câu 2:  Điền vào chỗ trống: Hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều ảnh hưởng .... đến tự nhiên và sự sống của con người trên Trái Đất?

Trả lời: tiêu cực

Câu 3: Trong chu trình carbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

Trả lời: Quang hợp của cây xanh.

Câu 4: CO2 từ sinh vật được trả lại môi trường thông qua quá trình nào?

Trả lời: quá trình hô hấp

Câu 5: Lượng khí nhà kính tăng quá cao dẫn đến hiện tượng gì?

Trả lời: hiện tượng ấm lên toàn cầu

Câu 6: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng nào?

Trả lời: ………………………………………

Câu 7: Giải pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự “ấm dần lên của Trái Đất” hiện nay là gì?

Trả lời: ………………………………………

Câu 8: Phần lớn phản ứng cháy của các chất chứa carbon sản phẩm thu được là gì?

Trả lời: ………………………………………

Câu 9: Chu trình carbon trong tự nhiên là một quá trình phức tạp, liên quan đến sự chuyển động và trao đổi carbon. Trong chu trình này, CO2 đóng vai trò là:

Trả lời: ………………………………………

Câu 10: Khí CO2 đi vào đại dương, nguyên tố carbon dần sẽ là thành phần của các tài nguyên nào?

Trả lời: ………………………………………

Câu 11: Theo một công bố thì trung bình quá trình sinh hoạt và sản xuất của mỗi người Anh sẽ phát thải vào khí quyển 7,01 tấn CO2 mỗi năm. Theo một công bố khác thì trung bình mỗi cây bạch đàn lâu năm có khả năng lưu trữ 167kg CO2 mỗi năm. Cần bao nhiêu cây bạch đàn lâu năm để hấp thụ và lưu trữ lượng CO2 mà một người Anh phát thải trong 1 năm.

Trả lời: ………………………………………

Câu 12: Những tác động của sự ấm lên toàn cầu:

(1) gây nên hiện tượng thời tiết cực đoan

(2) làm cho mực nước biển, nước sông dâng cao

(3) làm tăng chi phí bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người

(4) không làm biến đổi môi trường sống

Trả lời: ………………………………………

Câu 13: Trong công nghiệp người ta sử dụng Carbon để làm nhiên liệu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% Carbon là: (biết 1 mol Carbon cháy tỏa ra 394 kJ)

Trả lời: ………………………………………

Câu 14: Có bao nhiêu cách làm giảm phát thải carbon dioxide vào khí quyển  trong các biện pháp sau:

(1) Sử dụng nhiên liệu có % carbon thấp hoặc nhiên liệu không chứa carbon trong thành phần hoặc sử dụng nguồn năng lượng thay thế như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

(2) Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ và phát triển rừng

(3) Tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

(4) Thu thuế carbon

(5) Sử dụng khí methane được sản xuất tại các hộ gia đình, trang trại.

Trả lời: ………………………………………

Câu 15: Khối lượng CO2 sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than có chứa 10% tạp chất không cháy là

Trả lời: ………………………………………

Câu 16: Thể tích oxygen cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí thiên nhiên chứa 96% methane (CH4); 2% nitrogen và 2% khí carbon dioxide là (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)

Trả lời: ………………………………………

Câu 17: Đốt hoàn toàn V lít (ở đktc) khí thiên nhiên có chứa 96% CH4; 2% N2 và 2% CO2 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư ta thu được 29,4 gam kết tủa. Giá trị của V là

Trả lời: ………………………………………

Câu 18: Để đun sôi hai nồi nước giống nhau, cùng chứa 30 L nước từ nhiệt độ ban đẩu 20 °C, người ta dùng hai bếp: bếp (1) dùng củi, hiệu suất nhiệt 20%; bếp (2) dùng khí methane, hiệu suất nhiệt 30%. Biết nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 g củi là 20 kJ/g, khi đốt cháy 1 g methane là 55 kJ/g, nhiệt lượng cần thiết để 1 g nước lỏng tăng lên 1 °C là 4,2 J. Tính khối lượng củi và methane cần dùng.

Trả lời: ………………………………………

Câu 19: Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane. Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50 400 kJ. Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4 200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt độ 20oC cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?

Trả lời: ………………………………………

Câu 20: Theo một công bố thì trung bình quá trình sinh hoạt và sản xuất của mỗi người Anh sẽ phát thải vào khí quyển 7,01 tấn CO2 mỗi năm. Theo một công bố khác thì trung bình mỗi cây bạch đàn lâu năm có khả năng lưu trữ 167 kg CO2 mỗi năm. Hãy cho biết cần bao nhiêu cây bạch đàn lâu năm để hấp thụ và lưu trữ lượng CO2 mà một người Anh đã phát thải từ quá trình sinh hoạt vả sản xuất của họ trong 1 năm.

Trả lời: ………………………………………

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 9 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay