Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Giáo án bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số dạng tồn tại phổ biến của nguyên tố carbon trong tự nhiên (than, kim cương, carbon dioxide, các muối carbonate, các hợp chất hữu cơ).

  • Trình bày được sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ; chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó.

  • Trình bày được nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo của methane.

  • Nêu được khí carbon dioxide và methane là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu.

  • Trình bày được những bằng chứng của biến đổi khí hậu, thời tiết do tác động của sự ấm lên toàn cầu trong thời gian gần đây; những dự đoán về các tác động tiêu cực trước mắt và lâu dài.

  • Nêu được một số biện pháp giảm lượng khí thải carbon dioxide ở trong nước và ở phạm vi toàn cầu.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. 

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: 

  • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

  • Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: 

  • Nêu được một số dạng tồn tại phổ biến của nguyên tố carbon trong tự nhiên (than, kim cương, carbon dioxide, các muối carbonate, các hợp chất hữu cơ).

  • Trình bày được sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ; chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó.

  • Trình bày được nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo của methane.

  • Nêu được khí carbon dioxide và methane là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu.

  • Trình bày được những bằng chứng của biến đổi khí hậu, thời tiết do tác động của sự ấm lên toàn cầu trong thời gian gần đây; những dự đoán về các tác động tiêu cực trước mắt và lâu dài.

  • Nêu được một số biện pháp giảm lượng khí thải carbon dioxide ở trong nước và ở phạm vi toàn cầu.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, các nguồn carbon tự nhiên, sự gia tăng hiệu ứng nhà kính. 

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số thông tin liên quan đến nhiên liệu hóa thạch.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau:

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

Trong những năm gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra hầu như ở nhiều nơi trên Trái Đất. Ảnh hưởng của nó ngày càng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và con người.

- GV nêu câu hỏi gợi mở: Nguyên nhân gây ra sự bất thường của khí hậu là do đâu? Con người đã thực hiện những biện pháp nào để làm giảm sự biến đổi đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Nguyên nhân gây ra sự bất thường khí hậu là do lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính. Con người đã sử dụng các nhiên liệu tái tạo để hạn chế phát thải khí nhà kính.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu về nguồn carbon cũng như đáp án chính xác cho câu hỏi mở đầu, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số dạng tồn tại phổ biến của nguyên tố carbon trong tự nhiên

a. Mục tiêu: HS nêu được dạng tồn tại của carbon trong tự nhiên.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 144-145 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về dạng tồn tại của carbon trong tự nhiên.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử ra nhóm trưởng và thư kí để ghi lại kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 34.1.

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi Thảo luận 1: Quan sát Hình 34.1, hãy cho biết carbon tồn tại dưới những dạng nào trong tự nhiên.

- GV tổ chức cho các nhóm liên hệ thực tế, hoàn thành câu hỏi Luyện tập: Em hãy tìm một số vật thể trong tự nhiên có thành phần là hợp chất của nguyên tố carbon.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Mở rộng để biết thêm dạng thù hình khác của carbon do con người tạo nên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc và tìm hiểu thông để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi Thảo luận (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Luyện tập: Một số vật thể trong tự nhiên được tạo nên từ nguyên tố carbon như kim cương, than chì, gỗ,…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về dạng tồn tại của carbon trong tự nhiên.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nguồn carbon và chu trình carbon trong tự nhiên 

* Một số dạng tồn tại phổ biến của carbon trong tự nhiên

- Một số dạng tồn tại của carbon trong tự nhiên:

+ Đơn chất: than chì, kim cương, carbon vô định hình.

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

+ Hợp chất vô cơ: carbon dioxide, muối carbonate,….

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

+ Hợp chất hữu cơ: hydrocarbon, carbohydrate, protein, vitamin,…

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ

a. Mục tiêu: HS nêu được sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 145 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, quan sát hình sau.

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

- GV yêu cầu mỗi HS tìm hiểu, thu thập thông tin trong SGK để hoàn thành câu hỏi Thảo luận 2: Em hãy cho biết vì sao các nhiên liệu than mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu khi đốt cháy sẽ sinh ra khí CO2.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc và tìm hiểu thông để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi Thảo luận: Do các loại nhiên liệu đều chứa các hợp chất của carbon nên khi đốt cháy sẽ sinh ra sản phẩm là khí CO2.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nguồn carbon và chu trình carbon trong tự nhiên 

* Sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ

- Than mỏ, dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu,… là loại nhiên liệu chứa carbon ⇒ Khi đốt cháy tạo khí carbon dioxide, giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó

a. Mục tiêu: HS nêu được chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 145 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau. 

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

- GV yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu, thu thập thông tin trong SGK để hoàn thành câu hỏi Thảo luận 3, 4:

3. Sự chuyển hóa carbon trong tự nhiên diễn ra như thế nào?

4. Em hãy trình bày dưới dạng sơ đồ về vai trò của carbon dioxide trong chu trình carbon.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi Luyện tập: Trong chu trình carbon, quá trình nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, thảo luận nhóm, đọc và tìm hiểu thông để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi Thảo luận:

3. Sự chuyển hóa carbon trong tự nhiên diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành một chu trình khép kín.

4.

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

 

* Trả lời câu hỏi Luyện tập: Trong chu trình carbon, quá trình hô hấp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về chu trình carbon và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nguồn carbon và chu trình carbon trong tự nhiên 

* Chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó

- Sự chuyển hóa carbon trong tự nhiên diễn ra thường xuyên, liên tục, tạo thành chu trình khép kín (chu trình carbon).

- Vai trò của CO2: chất trung gian của quá trình trao đổi carbon giữa các hệ sinh thái trên Trái Đất.

- Chu trình carbon:

+ Quá trình hấp thu làm giảm lượng carbon dioxide trong khí quyển:

  • Thực vật hấp thu CO2 trong không khí, thực hiện quá trình quang hợp tạo các hợp chất hữu cơ giúp thực vật phát triển. Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, hợp chất chứa carbon trong thực vật chuyển sang động vật.

  • Carbon dioxide hòa tan trong nước biển, sông, hồ.

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

+ Quá trình phát thải CO2: CO2 phát thải chủ yếu qua quá trình hô hấp, ngoài ra CO2 còn được tạo thành qua các hoạt động sống của con người (đốt nhiên liệu phục vụ sản xuất, phương tiện giao thông,…).

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

 

 

Hoạt động 4. Tìm hiểu nguồn gốc của methane

a. Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của methane.

b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 146 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguồn gốc của methane. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu, thu thập thông tin trong SGK để hoàn thành câu hỏi Thảo luận 5: Trong tự nhiên, methane được tạo thành từ đâu?

- GV tổ chức cho nhóm HS tổng kết thông tin liên quan đến nguồn gốc của methane thông qua trả lời câu hỏi Luyện tập: Hãy sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt lại nguồn gốc của methane.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc và tìm hiểu thông để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi Thảo luậnTrong tự nhiên, methane được tìm thấy trong các mỏ khí (khí thiên nhiên, khí mỏ dầu) ở đáy đại dương. Ngoài ra, methane cũng được hình thành do vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ từ xác động – thực vật (trong điều kiện không có oxygen).

* Trả lời câu hỏi Luyện tập (DKSP).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về nguồn gốc của methane.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Nguồn gốc của methane 

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

 

 

Hoạt động 5. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

a. Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.

b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 146 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử ra thư kí để ghi nhận câu trả lời của nhóm.

- GV yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu, thu thập thông tin trong SGK để hoàn thành câu Thảo luận 6: Vì sao lượng khí nhà kính trên Trái Đất ngày càng tăng?

- GV hướng dẫn HS phân tích nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính thông qua hình sau (Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là một hiệu ứng khiến không khí trên Trái Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời có thể đi xuyên qua tầng khí quyển chiếu thẳng xuống mặt đất, mặt đất hấp thụ nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên):

BÀI 34. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

……………………

3. Hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên toàn cầu 

* Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

- Nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính: CO2 và CH4.

- Vai trò của khí nhà kính: giữ nhiệt cho Trái Đất.

- Lượng khí nhà kính tăng quá cao dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu. 

 

 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI, SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: HỢP CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: ETHYLIC ALCOHOL. ACETIC ACID

GIÁO ÁN WORD CHỦ DDEEFF 9: LIPID-CARBOHYDRATE - PROTEIN. POLYMER

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: HỢP CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: ETHYLIC ALCOHOL. ACETIC ACID

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: LIPID-CARBOHYDRATE - PROTEIN. POLYMER

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT

Chat hỗ trợ
Chat ngay