Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều Bài 16: dân số và gia tăng dân số, cơ cấu dân số

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: dân số và gia tăng dân số, cơ cấu dân số. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 7 ĐỊA LÍ DÂN CƯ

BÀI 16: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ, CƠ CẤU DÂN SỐ

1.    NHẬN BIẾT 20 câu

Câu 1: Nhân tố nào dưới đây làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng?

A. Chính sách phát triển dân số hợp lí từng thời kì.

B. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.

C. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên ở nhiều nước.

D. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Câu 2: Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nào sau đây?

A. Kinh tế - xã hội phát triển chậm

B. Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị suy giảm

C. Chất lượng cuộc sống của người dân thấp

D. Sức ép lên kinh tế - xã hội và môi trường

Câu 3: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là

A. gia tăng dân số tự  nhiên

B. gia tăng dân số cơ học

C. gia tăng dân số thực tế

D. quy mô dân số

Câu 4: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là

A. tỉ suất tăng dân số tự nhiên

B. gia tăng dân số thực tế

C. gia tăng dân số cơ học

D. nhóm dân số trẻ

Câu 5: Đâu là động lực phát triển dân số thế giới?

A. Gia tăng dân số cơ học

B. Tỉ suất sinh thô

C. Gia tăng dân số tự nhiên

D. Gia tăng dân số thực tế

Câu 6: Gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề

A. quốc gia.

B. Các vùng

C. thế giới.     

D. khu vực.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây hiện nay giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh của một nước?

A. Phong tục tập quán.

B. Trình độ phát triển kinh tế xã hội.

C. Chính sách dân số.

D. Tự nhiên - Sinh học.

Câu 8: Nhân tố nào quyết định sự biến động dân số trên thế giới?

A. Sinh đẻ và tử vong.

B. Số trẻ tử vong hằng năm.

C. Số người nhập cư.

D. Số người xuất cư.

Câu 9: Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh ?

A. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội.

A. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội.

C. Chính sách phát triển dân số.

D. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt…).

Câu 10: Xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới là

A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển nhưng giảm nhanh hơn.

B. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp nhóm phát triển nhưng giảm nhanh hơn.

C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển và tiếp tục tăng nhanh hơn.

D. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp hơn nhóm phát triển và nhưng tăng nhanh hơn.

Câu 11: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lãnh thổ tăng lên không phải là do

A. tự nhiên khắc nghiệt.

B. dễ kiếm việc làm.

C. mức sống thấp.

D. đời sống khó khăn.

Câu 12: Cơ cấu dân số được chia thành hai loại chính là

A. cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ văn hoá

B. cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.

C cơ cấu lao động và cơ cấu theo trình độ văn hóa.

D. cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.

Câu 13: Cơ cấu dân số theo tuổi là

A. tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

B. tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

C. tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo một nhóm tuổi nhất định.

D. tập hợp nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

Câu 14: Loại cơ cấu dân số nào thể hiện được trình độ dân trí và học vấn của dân cư ở một quốc gia?

A. Cơ cấu dân số theo lao động.

B. Cơ cấu dân số theo giới.

C. Cơ cấu dân số theo tuổi.

D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Câu 15: Thông thường, nhóm tuổi từ 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên được gọi là nhóm

A. Trong độ tuổi lao động.

B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.

D. Không còn khả năng lao động.

Câu 16: Thông thường, nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) được gọi là nhóm

A. Trong độ tuổi lao động.

B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.

D. Hết độ tuổi lao động.

Câu 17: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

A. Cơ cấu dân số theo lao động.

B. Cơ cấu dân số theo giới.

C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.

D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Câu 18: Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là

A. Đáy rộng, đỉnh nhịn, ở giữa thu hẹp.

B. Đáy hẹo, đỉnh phình to.

C. Ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp.

D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 19: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa

A. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân

B. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm

C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm

D. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân

Câu 20: Sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi

A. dưới tuổi lao động

B. trong tuổi lao động

C. trên tuổi lao động

D. dưới và trên tuổi lao động

2.    THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển, đang phát triển đều có xu hướng giảm

B. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển

C. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển

D. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển

Câu 2: Ý nào dưới đây là xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới?

A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô tăng nhanh hơn.

B. Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh thô tăng nhanh hơn.

C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển.

D. Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh thô cao nhóm phát triển.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Chỉ số phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ em là tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi).

B. Nhân tố làm cho tỉ suất từ thô trên thế giới giảm là tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.

C. Tổng số giữa tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học của một quốc gia , một vùng được gọi là gia tăng dân số.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.

B. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số người trong độ tuổi lao động.

C. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trung bình ở cùng thời điểm.

D. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số người ở độ tuổi từ 0 – 14 tuổi.

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do chiến tranh.

B. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.

C. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do chuyển cư.

D. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do tâm lý xã hội.

Câu 6: Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số trẻ?

A. Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít.

B. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi rất cao.

C. Nguồn lao động dự trữ dồi dào.

D. Việc làm, giáo dục là vấn đề nan giải.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng với dân số trẻ?

A. Dân số trẻ thể hiện tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 10%.

B. Dân số trẻ thể hiện tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 30%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 10%.

C. Dân số trẻ thể hiện tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 15%.

D. Dân số trẻ thể hiện tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 30%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 15%.

Câu 8: Vì sao các nước truyền thống Đông Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ?

A. Chiến tranh nhiều nam ra trận.

B. Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.

C. Chuyển cư sang các nước công nghiệp.

D. Tâm lý xã hội và phong tục tập quán.

3.    VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Một nước có tỉ lệ dân số theo nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm từ 35% trở lên, nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm không quá 7% số dân cả nước thì được coi là nước có cơ cấu dân số.

A. trẻ

B. già

C. ổn định

D. vàng

Câu 2: Nước ta có cơ cấu dân số theo tuổi tác như sau: 0-14 tuổi: 33,6%, 15-59 tuổi: 58,3%, 60 tuổi: 8,1 %. Như vậy nước ta có

A. Dân số già .

B. Dân số trẻ nhưng đang già đi.

C. Dân số trẻ.

D. Dân số trung gian giữa trẻ và già.

Câu 3: Cho biết dân số của một quốc gia năm 2019 có 955 triệu người nam và 1036 triệu người nữ. Tỉ số giới tính của quốc gia đó là

A. 92 %, cứ 92 nam có 100 nữ.

B. 92%, cứ 100 nam có 92 nữ.

C. 94%, cứ 96 nam có 100 nữ.

D. 94%, cứ 100 nam có 96 nữ.

Câu 4: Hiện nay các khu vực nào dưới đây có tỷ lệ người mù chữ cao nhất thế giới?

A. Châu Phi.

B. Các nước Ả-rập và Nam Á.

C. Châu Phi và Nam Á.

D. Châu Phi, Nam Á và các nước Ả-rập.

Câu 5: Quốc gia nào hiện có quy mô dân số đứng đầu thế giới?

A. Trung Quốc

B. Ấn Độ

C. Hoa Kì

D. In - đô – nê- xi – a

Câu 6: Châu lục nào có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất?

A. Châu Phi

B. Châu Á

C. Châu Mỹ

D. Châu Đại Dương

Câu 7: Việt Nam có tỷ suất sinh là 19 %o và tỉ suất tử là 6 %o, vậy tỷ suất gia tăng tự nhiên là

A. 1 %.

B. 1,2%.

C. 1,3%.

D. 1,4%.

Câu 8: Hai quốc gia nào có quy mô dân số đứng đầu thế giới năm 2020?

A. Trung Quốc và Ấn Độ

B. Ấn Độ và Hoa Kỳ

C. Hoa Kỳ và In-đô-nê-xi-a

D. Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a

4: VẬN DỤNG CAO ( 5 câu) 

Câu 1: Dân số của Việt Nam năm 2015 là 93.4 triệu người , tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam là 1%. Vậy dân số của Việt Nam năm 2016 là

A. 94.334 triệu người

B. 94.344 triệu người

C. 94.434 triệu người

D. 94.444 triệu người

Câu 2: Cho bảng số liệu sau

Số dân trên thế giới qua các năm

Năm

1804

1927

1959

1974

Số dân (tỉ người)

1

2

3

4

Năm

1987

1999

2011

2025 (dự kiến)

Số dân (tỉ người)

5

6

7

8

Thời gian để dân số tăng lên gấp đôi lần lượt là

A. 120 năm; 50 năm; 35 năm.

B. 123 năm; 47 năm; 51 năm.

C. 132 năm; 62 năm; 46 năm.

D. 127 năm; 58 năm; 37 năm.

Câu 3: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25 %, nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có

A. Dân số trẻ.

B. Dân số già.

C. Dân số trung bình.

D. Dân số cao.

Câu 4: Cho bảng số liệu

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014

Tên nước

Chia ra

Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3

Pháp

3,8

21,3

74,9

Mê-hi-cô

14,0

23,6

62,4

Việt Nam

46,7

21,2

32,1

 

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014 là

A. Biểu đồ miền.    

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ đường.    

D. Biểu đồ cột ghép.

Câu 5: Cho bảng số liệu sau

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ

CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2014

Tên nước

Chia ra

Khu vực I

Khu vực I

Khu vực I

Pháp

3,8

21,3

74,9

Việt Nam

46,7

21,2

31,1

Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào dưới đây chính xác nhất với cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của hai nước trên năm 2014?

A. Khu vực I của Việt Nam thấp hơn Pháp.

B. Khu vực III của Pháp cao gấp 3 lần Việt Nam.

C. Khu vực I của Việt Nam cao gấp 12,3 lần Pháp.

D.Khu vực II của Việt Nam bằng Pháp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay