Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 kết nối Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 9 Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi khái quát về tình hình khu vực Mỹ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ 2:
a) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã tìm cách thiết lập các chế độ độc tài thân Mỹ ở Mỹ La-tinh nhằm biến khu vực này thành “sân sau của mình”.
b) Các nước Mỹ La- tinh phải tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, chống chế độ độc tài.
c) Đến giữa thập niên 50 của thế kỉ XX, các nước Mỹ latinh đã giành được độc lập.
d) Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, các nước Mỹ La-tinh bắt tay vào xây dựng đất nước và chọn đi theo con đường XHCN.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Sai | d) Sai |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cách mạng Cuba:
a) Tháng 3-1952, Chế độ độc tài quân sự của tướng Ba-ti-xta do Mỹ trợ giúp được thiết lập.
b) Tháng 7-1953, Phi-đen Cát-xtơ-rô lãnh đạo 135 thanh niên yêu nước tấn công pháo đài Môn-ca-đa giành thắng lợi
c) Ngày 1-1-1959, Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, cách mạng giành thắng lợi, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập.
d) Từ năm 1961, cách mạng Cuba bị Mỹ đàn áp.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đường lối đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành độc lập:
a) Chính sách hòa bình trung lập tích cực.
b) Không ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
c) Tham gia các liên minh chính trị quân sự.
d) Luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình chính trị Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1991:
a) Từ 1945 - 1952, Nhật Bản bị quân đội Mỹ dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng.
b) Từ 1955 - 1991, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) liên tục cầm quyền ở Nhật Bản.
c) Từ năm 1950, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách đối ngoại, bình thường hoá và mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
d) Trong những năm 1952 - 1973, xã hội Nhật Bản xảy ra nhiều mâu thuẫn dẫn đến tình hình chính trị bất ổn.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình kinh tế của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1991:
a) Sau thời gian tiến hành cải cách (1945-1952), nền kinh tế Nhật Bản đã được khôi phục và phát triển nhanh.
b) Bước sang những năm 60, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ.
c) Đến đầu những năm 70, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng tương đối chậm.
d) Những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc, vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc từ năm 1945- 1991:
a) Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy và đã giành được độc lập.
b) Khi các nước thực dân quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân các nước trong khu vực lại phải tiếp tục đấu tranh chống xâm lược và giành được thắng lợi vào những thời điểm khác nhau.
c) Trước sự đấu tranh quyết liệt của nhân dân Đông Nam Á, thực dân Anh buộc phải bộ, trao quyền tự rị cho các nước Đông Nam Á theo Kế hoạch Mao-bát-tơn (1947).
d) Đến những năm 1960, các nước Đông Nam Á phần lớn giành được độc lập.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những nét chính của Trung Quốc từ năm 1945 đến năm 1952:
a) Từ 1946-1949, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
b) Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
c) Năm 1950, Trung Quốc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
d) Tháng 12-1952, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đề ra chiến lược phát triển kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương.
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978- 1991):
a) Tháng 12-1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đề ra Đường lối cải cách, mở cửa.
b) Nội dung chính của đường lối này là lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách, mở cửa nhằm hiện đại hoá.
c) Đến những năm 80, Trung Quốc đứng hàng thứ 1 trong các nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
d) Công cuộc này giúp thể chế cộng hoà liên bang được củng cố, nền dân chủ dược hoàn thiện.
Đáp án:
Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ý nghĩa công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978- 1991):
a) Đã giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị - xã hội ổn định.
b) Biến Trung Quốc thành nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
c) Cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.
d) Công cuộc này giúp thể chế cộng hoà liên bang được củng cố, nền dân chủ dược hoàn thiện.
Đáp án:
Câu 10: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d:
“Trong thập niên 1990, các nước ASEAN đã xúc tiền việc thực hiện những mục tiêu của Tuyên bố ZOPFAN nhằm biến Đông Nam Á thành khu vực tự do, hoà bình và trung lập. Từ tháng 12-1987, Hội nghị cấp cao ASEAN-3 tại Ma-ni-la, các nước ASEAN đã khẳng định quyết tâm biển Đông Nam Á thành khu vực phi vũ khi hạt nhân. Sau đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-5 ở Băng Cốc (12-1995), các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí kết Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khi hạt nhân (SEANWFZ)".
(Lương Ninh (Chủ biên), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thuý đền nay, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.839)
a) Tuyên bố ZOPFAN có mục tiêu biến Đông Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân.
b) SEANWFZ là tên viết tắt của Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.
c) SEANWFZ được kí kết vào tháng 12-1987 tại Ma-ni-la.
d) Nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh quá trình hợp tác an ninh và ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á của ASEAN.
Đáp án:
=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991