Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Giáo án bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH 

VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Mô tả được đôi nét về các nước Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991.

  • Trình bày được một cách khái quát về cách mạng Cu-ba và đánh giá được kết quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba. 

  • Giới thiệu được những nét chính về Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991.

  • Trình bày được cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á, sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua quan sát tranh, ảnh, biểu đồ, bảng; khai thác tư liệu để tìm hiểu về khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được đôi nét về các nước Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991; Trình bày được một cách khái quát về cách mạng Cu-ba và đánh giá được kết quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba; Giới thiệu được những nét chính về Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991; Trình bày được cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á, sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua việc sưu tầm tư liệu để viết bài giới thiệu về một sự kiện tiêu biểu trong cuộc đấu tranh giành độc lập hoặc thành tựu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ở một nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991; chia sẻ về ảnh hưởng của cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài bằng đấu tranh vũ trang và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba đối với khu vực Mỹ La-tinh.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng ý thức khâm phục và tự hào về những thành tựu mà nhân dân các nước Mỹ La-tinh và châu Á đã đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước từ năm 1945 đến năm 1991. 

  • Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, đoàn kết, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, lên án chủ nghĩa thực dân. Từ đó, có tinh thần, trách nhiệm đối với công cuộc Đổi mới đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử). 

  • Tranh, ảnh, sơ đồ, bảng, lược đồ, tư liệu về khu vực Mỹ La-tinh, thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (ở Cu-ba, Trung Quốc,…), cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước của các nước Đông Nam Á và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát Hình 12.1, 12.2 và trả lời câu hỏi: Sự thay đổi về tình hình của một số nước châu Á và Mỹ La-tinh (Nhật Bản và Cu-ba) qua hai hình trên là gì?

c. Sản phẩm: Sự thay đổi về tình hình của một số nước châu Á và Mỹ La-tinh (Nhật Bản và Cu-ba) qua hai hình ảnh. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu Hình 12.1, 12.2 SGK tr.52.

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi: Sự thay đổi về tình hình của một số nước châu Á và Mỹ La-tinh (Nhật Bản và Cu-ba) qua hai hình trên là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt nêu sự thay đổi về tình hình của một số nước châu Á và Mỹ La-tinh (Nhật Bản và Cu-ba) qua hai hình ảnh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Hình 12.1 (Thiên hoàng Hi-rô-hi-tô công bố Hiến pháp mới ở Nhật Bản (11/1946): 

  • Sau chiến tranh, Thiên hoàng bắt tay vào việc tái thiết Nhật Bản trong khi đất nước bị chiếm đóng. Ngày 3/11/1946, Hiến pháp mới của Nhật được ban bố. 

  • Công cuộc tái thiết đã khiến Nhật Bản trở thành một quốc gia dân chủ với mức độ đô thị hóa cao và là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về công nghiệp và khoa học kĩ thuật. Sự tăng trưởng “thần kì” của Nhật Bản đã vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ. 

+ Hình 12.2 (Tổng Tư lệnh Phi-đen Cát-xtơ-rô tuyên bố chế độ độc tài đã bị lật đổ ở Cu-ba (1/1959): 

  • Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Cu-ba giành thắng lợi, chấm dứt 5 thế kỉ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập đất nước.

  • Chính phủ cách mạng Cu-ba do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu đã hoàn thành triệt để những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ..., bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

  • Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng Cộng sản Cu-ba được thành lập (năm 1965). 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỹ La-tinh là khu vực trải dài từ Mê-hi-cô ở Bắc Mỹ xuống Nam Mỹ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đây là nơi cung cấp chính lương thực, cà phê, ngũ cốc, ca cao, thuốc lá,….cho quân đội các nước Đồng minh. Chiến tranh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều thay đổi. Ở khu vực châu Á, tình hình cũng thay đổi rất nhiều. Chủ nghĩa thực dân phương Tây lần lượt sụp đổ trước chủ nghĩa dân tộc gia tăng và các đảng chính trị mới giành được ảnh hưởng. Chiến tranh tràn vào khu vực này, chi phối quá trình chuyển đổi từ chế độ thuộc địa sang thời kì độc lập, tự chủ ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khu vực Mỹ La tinh từ năm 1945 đến năm 1991

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được những nét chính về các nước Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991. 

- Trình bày được diễn biến chính của cách mạng Cu-ba. Đánh giá được kết quả của cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba (1961 – 1991). 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 12.3 – 12.4, mục Em có biết, thông tin mục 1a, 1b SGK tr.52 – 54 và trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu nét chính về các nước Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991.

- Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cách mạng Cu-ba.

- Đánh giá kết quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba (1961 – 1991).

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khu vực Mỹ La tinh từ năm 1945 đến năm 1991.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái quát về khu vực Mỹ La-tinh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nét chính về các nước Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về  diễn biến chính của cách mạng Cu-ba.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về kết quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba (1961 – 1991).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho  Nhóm 1:

Khai thác Hình 12.3, mục Em có biết, thông tin mục 1a SGK tr.52, 53 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những nét chính về các nước Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991.

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Hình 12.3. Lược đồ một số nước

ở khu vực Mỹ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu:

Tư liệu 1:

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP của một số nước Mỹ La-tinh

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

(Theo An-đrê A. Hóp-mân, Sự tăng trưởng kinh tế và hiệu suất ở Mỹ La-tinh, tài liệu thuộc dự án Tăng trưởng, việc làm và công bằng: Khu vực Mỹ La-tinh trong những năm 1990 (HOL/97/6034) 

do Chính phủ Hà Lan tài trợ, 2000)

     1.1. Nền kinh tế các nước Mỹ La-tinh thường chỉ dựa vào một ngành chủ chốt. Vê-nê-du-ê-la và Mê-hi-cô dựa vào dầu mỏ. Cô-lôm-bi-a  và các quốc gia Trung Mỹ dựa

vào cà phê. Vì vậy, thu nhập quốc gia bị lệ thuộc nhiều vào giá các sản phẩm này tăng hoặc giảm trên thị trường thế giới. Đó là một nguyên nhân quan trọng khiến nền kinh tế của các nước này thiếu ổn định.

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Người Mê-hi-cô tìm cách vượt hàng rào, nhập cư 

trái phép vào Mỹ (ảnh chụp năm 1980, biên giới 

Mê-hi-cô và Mỹ, khu vực Ti-oa-nơ và Xan Đi-ê-gô)

- GV liên hệ, vận dụng, hướng dẫn HS sử dụng thiết bị kết nối internet, thảo luận và trả lời câu hỏi: Những vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội vừa tìm hiểu ở Mỹ La-tinh hiện nay có còn tồn tại không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 nêu những nét chính về các nước Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi vận dụng:

+ Khủng hoảng di cư: Me-xi-co là một trong những tuyến đường di cư nguy hiểm nhất trên thế giới. Năm 2022, có 686 người thiệt mạng/mất tích trong hành trình. Chỉ riêng trong năm 2023, có 1,7 triệu người di cư đã đến biên giới Mexico - Mỹ.

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Người di cư đợi để xin nhập cư vào Mỹ 

tại khu vực biên giới Mỹ - Me-xi-co,

 bang Texas (Mỹ), ngày 22/9/2023

Video: Mỹ đối mặt khủng hoảng nhập cư.

https://www.youtube.com/watch?v=M40wF6IEq-A

+ Kinh tế: tăng trưởng sẽ thấp hơn so với các khu vực khác trên thế giới,giá cả hàng hóa gia tăng kéo theo lạm phát tăng (giai đoạn giữa năm 2023).

Video: Kinh tế Mỹ Latinh đối mặt nhiều khó khăn trong năm 2023.

https://www.youtube.com/watch?v=b8okMUQ7xpA

+ Số người sống dưới mức nghèo khổ: 175 triệu người (2015), tăng 7 triệu so với năm 2014. 

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Mỹ La-tinh có khoảng 175 triệu người nghèo

 trong năm 2015

+ Bất bình đẳng trong hệ thống giáo dục và thị trường lao động khu vực: Chỉ có 34% người trong độ tuổi từ 20 - 24 thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất hoàn thành việc học trung học vào năm 2013.

+ …..

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tìm cách   thiết lập các chế độ độc tài thân Mỹ ở Mỹ La-tinh nhằm biến khu vực này thành “sân  sau” của mình. Nhiều nước Mỹ La-tinh đã tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, lật đổ  chế độ độc tài thành công.

+ Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, các nước   Mỹ La-tinh bắt tay vào xây dựng đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.  

1. Khu vực Mỹ La tinh từ năm 1945 đến năm 1991

a. Khái quát về khu vực Mỹ La-tinh

- Về chính trị: 

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thiết lập chế độ độc tài thân Mỹ ở Mỹ La-tinh, biến khu vực này thành “sân  sau” của mình. 

+ Nhiều nước tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, lật đổ  chế độ độc tài thành công.

  • Mở đầu là cuộc cách mạng Cu-ba (1959).

  • Sau đó, bùng phát  các cuộc đấu tranh vũ trang ở Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa,... 

- Về kinh tế - xã hội: 

Xây dựng đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. 

+ Độc lập, chủ quyền được củng cố.

+ Nền chính trị được dân chủ hoá.

+ Nền kinh tế được  cải cách, quá trình liên kết khu vực được đẩy mạnh. 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu Cu-ba

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Huyền thoại cách mạng Cu-ba Phi-đen Cát-xtơ-rô

+ HS chia làm 4 đội chơi, nêu các thông tin về nhân vật lịch sử Phi-đen Cát-xtơ-rô (1926 – 2016).

+ Đáp án của đội trả lời sau không được trùng với đáp án của đội trả lời trước đó.

+ Sau 5 phút, đội nào có nhiều đáp án đúng hơn, đội đó là đội chiến thắng.

Gợi ý: 

- Sinh ra trong gia đình chủ đồn điền mía.

- Tốt nghiệp cử nhân Luật năm 1950.

- Ứng cử vào Quốc hội Cu-ba năm 1952.

- Lãnh đạo nhân dân Cu-ba lật đổ nền độc tài Ba-ti-xta (1959). 

- Lãnh đạo nhân dân Cu-ba xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. 

- Là vị lãnh tụ có biệt tài hùng biện. 

- Người dân gọi ông là “Phi-đen vô cùng yêu mến”.

- Trở thành “ngọn hải đăng” cho các phong trào tiến bộ tại Mỹ La-tinh và thế giới.

- Chuỗi hoạt động liên tục không mệt mỏi của Phi-đen Ca-xtơ-rô tại Việt Nam, ở tuyến lửa Quảng Bình - Vĩnh Linh - Quảng Trị.

-….

- GV cho HS xem video về huyền thoại cách mạng Cu-ba Phi-đen Cát-xtơ-rô.

https://www.youtube.com/watch?v=YiCaotDEx84

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2 và 3:

Khai thác Hình 12.4, thông tin mục 1b SGK tr.53, 54 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 2: Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cách mạng Cu-ba.

+ Nhóm 3: Đánh giá kết quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba (1961 – 1991).

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Hình 12.4. Máy cắt mía KTP 1 đầu tiên

của Cu-ba được sản xuất năm 1977

- GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi:Theo em, thành tựu nào đáng chú ý nhất? Tại sao?

- GV liên hệ, vận dụng cho HS xem video về tình hình Cu-ba hiện nay:

Video: Cu-ba khẳng định ý chí chống bao vây cấm vận.

https://www.youtube.com/watch?v=Nmkl-oKUuZI

Tư liệu 3: Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi Mỹ chấm dứt bao vây cấm vận chống Cu-ba (2023).

“... Thứ hai, giải pháp toàn cầu là thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế. Mỗi quốc gia cần đặt lợi ích của mình trong lợi ích tổng thể của cộng đồng quốc tế, cùng chung tay bảo vệ và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đề cao vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, với những sáng kiến và hành động đa phương mới, mạnh mẽ hơn vì lợi ích của tất cả các nước và mọi người dân. Chúng ta ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch của Tổng Thư kí Liên hợp quốc để thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững bảng những cam kết và hành động quyết liệt, cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Chúng ta hãy lấy đoàn kết thay cho chia rẽ, đối thoại thay cho đối đầu, hợp tác thay cho cô lập. Một lần nữa, Việt Nam khẳng định sự đoàn kết với nhân dân các nước, trong đó có Cu-ba và kêu gọi Mỹ chấm dứt bao vây cấm vận chống Cu-ba”.

(Theo bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng 

Liên hợp quốc ngày 22/ 9/2023 

tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc (Mỹ))

Video: Cu-ba bắt đầu mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài.

https://www.youtube.com/watch?v=OfWiUqKHSkY

Video: Quan hệ Việt Nam – Cu-ba đồng hành cùng phát triển.

https://www.youtube.com/watch?v=cMsVxZfOE7w

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 2 và 3 tóm tắt diễn biến chính của cách mạng Cu-ba và đánh giá kết quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa hội ở Cu-ba (1961 – 1991). 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Thành tựu đáng chú ý nhất là giáo dục phát triển đạt mức cao nhất khu vực Mỹ La-tinh, vì: 

+ Thể hiện sự đầu tư, phát triển giáo dục. 

+ Từ một quốc gia có tỉ lệ số dân không biết đọc, biết viết cao, Cu-ba trở thành điểm sáng về giáo dục ở khu vực.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Cu-ba là nước đi tiên phong  trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Mỹ La-tinh. Cách mạng Cu-ba nổ ra và giành  thắng lợi (1952 – 1959), nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. 

+ Từ năm 1961, Cu-ba  tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh  vực chính trị, kinh tế, xã hội.

b. Cu-ba

- Diễn biến chính của cách mạng Cu-ba:

+ T3/1952: chế độ độc tài quân sự của tướng Ba-ti-xta (Mỹ) được thiết lập.

+ T7/1953: Luật sư Phi-đen Cát-xtơ-rô lãnh đạo 135 thanh niên yêu nước tấn công pháo đài Môn-ca-đa nhưng thất bại.

+ Năm 1955: 

  • Phi-đen Cát-xtơ-rô bị trục xuất, chuyển sang Mê-hi-cô hoạt động.

  • Phi-đen thành lập Phong trào 26 – 7, xây dựng lực lượng, huấn luyện quân sự.

+ T11/1956: Phi-đen Cát-xtơ-rô và 81 chiến sĩ yêu nước về Cu-ba, lập căn cứ địa, phát triển lực lượng.

+ Cuối năm 1958: Nghĩa quân tổng công kích xuống đồng bằng, giải phóng các đô thị và nhiều vùng ở nông thôn.

+ Ngày 1/1/1959:

  • Nghĩa quân tiến về Thủ đô La Ha-ba-na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ.

  • Cách mạng giành thắng lợi, nước Cộng hoà Cu-ba thành lập.

- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba (1961 – 1991):

- Về chính trị: Hiến pháp Cu-ba (1976) thể chế hoá quyền lợi của các tầng lớp nhân dân lao động và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: 

  • Đa canh: trồng mía, rau quả, thuốc lá, chăn nuôi.

  • Từng bước cơ giới hoá.

+ Công nghiệp: chế tạo máy móc, năng lượng.

- Về văn hóa – xã hội: 

+ Đời sống của người dân được cải thiện. 

+ Giáo dục phát triển đạt mức cao nhất khu vực Mỹ La-tinh. 

+ Mạng lưới chăm sóc y tế, số lượng bác sĩ,...phát triển vượt bậc.

 

Tư liệu 2: Cu-ba

     2.1. Về cách mạng Cu-ba

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Những người lính cách mạng Cu-ba

trên xe tăng tiến vào thành phố

San-ta Cla-ra (1959)

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Phi-đen Cát-xtơ-rô (người giơ 

cao tay phải) và các đồng chí

tiến vào Ha-va-na, ngày 8/1/1959

     Một nữ sinh đã mô tả cảnh tượng Phi-đen Cát-xtơ-rô dẫn đoàn quân chiến thắng tiến vào Thủ đô Ha-va-na: “Ngoài đường phố, mọi ô tô đều treo cờ hiệu, mọi người ca hát, huýt sáo, những người lạ ôm chầm lấy nhau và tất cả đều hô vang: “Cu-ba tự do muôn năm”.

(Lịch sử thế giới: Hành trình của nhân loại (World History: The Human Journey), NXB Hâu, Rai-hát và Uyn-xtơn (Holt, Rinehart and Winston (HRW)), 2005, trang 922)

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Tổng Tư lệnh Phi-đen Cát-xtơ-rô

tuyên bố chế độ độc tài

đã bị lật đổ ở Cu-ba (1/1959)

     2.2. Về kinh tế

     Từ nền kinh tế “nông nghiệp độc canh” (mía) và “công nghiệp đơn nhất" (khai thác mỏ), Cu-ba đã xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu ngành nghề hợp lí, đa dạng nhiều lĩnh vực. So với trước cách mạng, sản lượng công nghiệp mía đường của Cu-ba tăng 160 % (bình quân đạt 8 triệu tấn mỗi năm), điện lực tăng 7 lần, cơ khí luyện kim tăng 10 lần.

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA-TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Công ty sản xuất mía đường Phờ-lo ở Cu-ba (tranh vẽ)

    

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về tình hình Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhóm, khai thác Tư liệu 1, Hình 12.5 – Hình 12.9, thông tin mục 2a – 2c SGK tr.54 – 57, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1991. 

- Trình bày những nét chính về tình hình Trung Quốc từ năm 1945 đến năm 1978. Nêu nét chính của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (1978 – 1991).

- Trình bày những nét chính về tình hình Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991. 

 ---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay