Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 kết nối Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 9 Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
BÀI 20: CHÂU Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình kinh tế và xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay có những đặc điểm:
a) Nhật Bản vẫn là một trong những trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.
b) Vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của Nhật Bản bị Trung Quốc vượt qua vào năm 2010.
c) Nhật Bản đã hoàn toàn thoát khỏi tình trạng trì trệ kinh tế từ năm 1991.
d) Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản ở mức thấp so với thế giới.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Sai | d) Sai |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình kinh tế và xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay có những đặc điểm:
a) Từ năm 1991, Hàn Quốc trở thành một trong bốn “con rồng” châu Á và tập trung vào các ngành công nghệ cao.
b) Nền kinh tế Hàn Quốc thuộc nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và ô tô.
c) Vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của Hàn Quốc bị Trung Quốc vượt qua vào năm 2012.
d) Hàn Quốc chỉ tập trung vào các ngành sản xuất truyền thốn.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình kinh tế và xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay có những đặc điểm:
a) Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2010.
b) Sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn, đưa Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới.
c) Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn bền vững, không gặp vấn đề về môi trường.
d) Tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc diễn ra chậm, không đáng kể so với các nước trong khu vực.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về bối cảnh lịch sử đưa đến xu hướng mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX:
a) Chiến tranh lạnh đã kết thúc.
b) Vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết.
c) Chống lại sự hình thành trật tự đa cực.
d) Tình hình chính trị khu vực ngày càng phức tạp.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về quá trình phát triển của ASEAN từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10” có những đặc điểm n
a) Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào tháng 7-1995.
b) Cam-pu-chia là nước cuối cùng gia nhập ASEAN vào tháng 4-1999.
c) Hiệp định RCEP được ký kết vào năm 2007 để tạo cơ sở pháp lý cho ASEAN.
d) Tất cả các nước Đông Nam Á lần đầu tiên đứng trong một tổ chức thống nhất vào năm 1997.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những nội dung là một phần của ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN:
a) Có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử, gắn bó với nhau trong một bản sắc khu vực.
b) Cùng nhau giữ gìn hoà bình, hướng tới ổn định, tương trợ, hợp tác phát triển.
c) Tăng cường vị thế ASEAN trên lĩnh vực quân sự.
d) Hướng tới xây dựng ASEAN thành một liên minh chính trị, quân sự.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN (APSC):
a) APSC tạo ra một liên minh quân sự ở khu vực Đông Nam Á.
b) APSC là cơ chế hợp tác chính trị, an ninh nhằm thúc đẩy hoà bình ở Đông Nam Á.
c) APSC dựa trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
d) APSC dựa trên nguyên tắc hạn chế sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (APSC):
a) Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh khu vực lên một tầm cao mới.
b) Chú trọng phát triển con người.
c) Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực.
d) Xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh, phát triển đồng đều.
Đáp án:
Câu 9: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d.
“Chúng tôi quyết tâm củng cố vững mạnh Cộng đồng của chúng ta, phát huy những kết quả đạt được và làm sâu sắc tiến trình liên kết để hiện thực hóa một Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hưởng tới người dân và lấy người dẫn làm trung tâm, nơi người dân của chúng ta được hưởng các quyền con người và tự do cơ bản, với chất lượng cuộc sống cao hơn cùng các lợi ích mà tiến trình xây dựng cộng đồng mang lại, tăng cường sự gắn kết và bản sắc chung, trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN”.
(Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, thông qua năm 2015)
a) Cộng đồng ASEAN hoạt động dựa trên các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN.
b) Cộng đồng ASEAN hưởng tới xây dựng các quốc gia trong khu vực cùng có một bản sắc văn hoá.
c) Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 hưởng tới lấy kinh tế trong khu vực làm trung tâm.
d) Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 hưởng đến tăng cường sự đoàn kết gắn bó trong khu vực.
Đáp án:
Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ý nghĩa sự ra đời chính thức của Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015:
a) Thể hiện vai trò và vị thế ngày càng cao của ASEAN trong khu vực và trên thế giới.
b) Là dấu ấn lịch sử, ghi nhận một chặng đường phấn đấu không mệt mỏi của ASEAN.
c) Là sự chuẩn bị cho một liên minh quân sự nhằm hạn chế sự ảnh hưởng từ Mỹ và các nước Tây Âu.
d) Thể hiện sự nỗ lực của các nước lớn trong khu vực Đông Nam Á trên tinh thần bình đẳng và hợp tác.
Đáp án:
=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay