Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

BÀI 16: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

  1. Na, Fe, K
  2. Na, K, Li
  3. Na, Li, Mg
  4. Na, Li, Fe

Câu 2: Tính chất hóa học chung của kim loại gồm

  1. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ
  2. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối
  3. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối
  4. Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit

Câu 3: Đồng kim loại có thể phản ứng được với

  1. Dung dịch HCl
  2. Dung dịch H2SO4loãng
  3. H2SO4đặc, nóng
  4. Dung dịch NaOH

Câu 4: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro

  1. Na, Ca
  2. Zn, Ag
  3. Cu, Ag
  4. Cu, Ba

Câu 5: Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư. Thể tích khí thu được từ phản ứng ở đktc là

  1. 1,12 lít.
  2. 2,24 lít
  3. 3,36 lít
  4. 4,48 lít

Câu 6: Dãy gồm các kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng là

  1. Al, Fe và Cu
  2. Al, Zn và Fe
  3. Zn, Cu và Ag
  4. Zn, Al và Cu

Câu 7: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro là

  1. Đồng
  2. Lưu huỳnh
  3. Kẽm
  4. Cacbon

Câu 8: Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên

  1. Zn
  2. Fe
  3. Mg
  4. Ag

Câu 9: Cho vào dung dịch HCl một cây đinh sắt , sau một thời gian thu được 11,2 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng sắt đã phản ứng là

  1. 28 gam
  2. 12,5 gam
  3. 8 gam
  4. 36 gam

2. THÔNG HIỂU (13 câu)

Câu 1: Kim loại M có hóa trị II. Cho 8,4 gam M tác dụng hết với dung dịch HCl sinh ra 7,84 lít khí hiđro (đktc). Kim loại M là

  1. Đồng (Cu)
  2. Kẽm (Zn)
  3. Magie (Mg)
  4. Sắt (Fe)

Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là

  1. Khói màu trắng sinh ra
  2. Khói màu trắng sinh ra
  3. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình
  4. Có khói màu nâu đỏ tạo thành

Câu 3: Lấy một ít bột Fe cho vào dung dịch HCl vừa đủ rồi nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch. Hiện tượng xảy ra là

  1. Có khí bay ra và dung dịch có màu xanh lam
  2. Không thấy hiện tượng gì
  3. Ban đầu có khí thoát ra và dd có kết tủa trắng xanh rồi chuyển dần thành màu nâu đỏ
  4. Có khí thoát ra và tạo kết tủa màu xanh đến khi kết thúc

Câu 4: Nung 6,4g Cu ngoài không khí thu được 6,4g CuO. Hiệu suất phản ứng là

  1. 100%
  2. 80%
  3. 70%
  4. 60%

Câu 5: Cho phản ứng

Fe3O4 + 8HCl → xFeCl2 + yFeCl3 + 4H2O.

Tỉ lệ x, y là

  1. 1:2
  2. 2:1
  3. 3:1
  4. 1:1

Câu 6: Hoà tan hết 12g một kim loại ( hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại này là

  1. Zn
  2. Fe
  3. Ca
  4. Mg

Câu 7: Ngâm một đinh sắt (Fe) trong 10 mL dung dịch CuSO4 1M. Khối lượng đồng (Cu) thu được sau phản ứng là

  1. 0,64 gam
  2. 0,32 gam
  3. 1,28 gam
  4. 0,48 gam

Câu 8: Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là

  1. Cu
  2. Zn
  3. K
  4. Na

Câu 9: Hòa tan 5,1g oxit của một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HCl, số mol axit cần dùng là 0,3 mol. Công thức phân tử của oxit đó là

  1. Fe2O3
  2. Al2O3
  3. Cr2O3
  4. FeO

Câu 10: Cho lá nhôm (Al) vào dung dịch axit HCl dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là

  1. 1,8 gam
  2. 2,7 gam
  3. 4,05 gam
  4. 5,4 gam

Câu 11: Ngâm một lá đồng trong 500ml dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn. Lấy lá đồng ra, làm khô, cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 15,2g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat

  1. 0,4 M
  2. 0,2 M
  3. 0,3 M
  4. 0,1 M

Câu 12: Cho thanh sắt 15g vào 500ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn lấy thanh sắt ra, sấy khô, cân nặng m g và thu được dung dịch A. Tính m

  1. 20 g
  2. 19,5 g
  3. 19 g
  4. 18,5 g

Câu 13: Cho 78g một kim loại A tác dụng với khí clo dư tạo thành 149 g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị 1

  1. Na
  2. Li
  3. Ag
  4. K

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho 9,6 gam kim loại Magie vào 120 gam dung dịch HCl (vừa đủ). Nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là

  1. 29,32%
  2. 29,5%
  3. 22,53%
  4. 22,67%

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M (biết hóa trị của kim loại trong khoảng từ I đến III) cần dùng 800 mL dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là

  1. Ca
  2. Mg
  3. Al
  4. Fe

Câu 3: Cho 16,6 g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 1,12l lít khí (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe

  1. 67,47%
  2. 32,53%
  3. 67,53%
  4. 32,47%

Câu 4: ho 20 g dung dịch muối sắt clorua 16,25% tác dụng với bạc nitrat dư tạo thành 8,61g kết tủa. Hãy tìm công thức của muối sắt

  1. FeCl
  2. FeCl2
  3. Fe2Cl
  4. FeCl3

Câu 5: Hòa tan 25,8g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng người ta thu được 0,6g khí H2. Khối lượng muối AlCl3 thu được là

  1. 53,4g
  2. 79,6g
  3. 80,1g
  4. 25,8g

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho 3,2 g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12g/ml. Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

  1. 10,744 g
  2. 8,664 g
  3. 2,1 g
  4. 13,936 g

Câu 2: Hòa tan 2,8 gam một kim loại R có hóa trị II bằng một hỗn hợp gồm 80 ml dung dịch H2SO4 0,5M và 200 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A và V lít khí H2(ở đktc). Để trung hòa dung dịch A thì cần 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Phát biểu nào dưới đây về bài toán trên là chưa đúng?

  1. Kim loại R không tan được trong nước ở điều kiện thường
  2. Kim loại R khi phản ứng với lưu huỳnh sẽ tạo ra chất rắn có màu đen
  3. Giá trị của V là 1,12
  4. Thành phần phần trăm về khối lượng của R (hóa trị II) trong hợp chất muối sunfat ứng với R là 28%

Câu 3: Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 0,5M phản ứng vừa đủ với chất rắn A thu được hỗn hợp khí. Thể tích dung dịch HCl 0,5M đã dùng là

  1. 100 ml
  2. 200 ml
  3. 300 ml
  4. 400 ml

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay