Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25: Tính chất của phi kim . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: PHI KIM. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

BÀI 25: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

  1. lỏng và khí
  2. rắn và lỏng
  3. rắn và khí
  4. rắn, lỏng, khí

Câu 2: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường

  1. S, C, N2, Cl2
  2. C, S, Br2, Cl2
  3. Cl2, H2, N2, O2
  4. Br2, P, N2, O2

Câu 3: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

  1. C, S, O, Na
  2. Cl, C, P, S
  3. P, S, Si, Ca
  4. K, N, P, Si

Câu 4: Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là

  1. oxi
  2. brom
  3. clo
  4. cacbon

Câu 5: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit

  1. S, C, P
  2. S, P, Cl2
  3. Si, P, Br2
  4. C, Cl2, Br2

Câu 6: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với

  1. hiđro hoặc với kim loại
  2. dung dịch kiềm
  3. dung dịch axit
  4. dung dịch muối

Câu 7: Dãy các chất tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là

  1. C, Br2, S, Cl2
  2. C, O2, Na, Si
  3. Si, K, P, Cl2
  4. P, Ca, Cl2, S

Câu 8: Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với

  1. oxi và kim loại
  2. hiđro và oxi
  3. kim loại và hiđro
  4. cả oxi, kim loại và hiđro

Câu 9: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là

  1. 6,72 lít
  2. 3,36 lít
  3. 4,48 lít
  4. 2,24 lít

Câu 10: Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng một hóa chất sau

  1. dd BaCl2
  2. dd NaOH
  3. dd H2SO4
  4. dd Ba(OH)2

Câu 11: Tính chất vật lý của phi kim

  1. Dẫn nhiệt tốt
  2. Dẫn điện tốt
  3. Dẫn điện, dẫn nhiệt kém
  4. Chỉ tồn tại ở trạng thái rắn

Câu 12: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

  1. C, Mg, P, Ca
  2. S, Fe, Na, N
  3. P, C, S, Si
  4. Cu, Fe, Cl, I

Câu 13: Phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là

  1. P
  2. Cl2
  3. Br2
  4. I2

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Cho 4,6 gam natri tác dụng hết với V lít khí oxi ở đktc, sau phản ứng thu được natri oxit. Giá trị của V là

  1. 1,12 lít
  2. 2,24 lít
  3. 3,36 lít
  4. 4,48 lít

Câu 2: Cho 19,5 gam kim loại M hóa trị II tác dụng với khí clo dư thì thu được 40,8 gam muối. Kim loại M là

  1. Zn
  2. Fe
  3. Mg
  4. Cu

Câu 3: Cặp chất nào dưới đây xảy ra phản ứng

  1. Bột sắt và bột lưu huỳnh
  2. Lưu huỳnh và oxi
  3. Khí flo và hidro
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với khí clo dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là

  1. 49,6 gam
  2. 24,8 gam
  3. 26,7 gam
  4. 53,4 gam

Câu 5: Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua

  1. nước brom
  2. dd NaOH
  3. dd HCl
  4. nước clo

Câu 6: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M?

  1. Fe
  2. Cr
  3. Al
  4. Mg

Câu 7: Chọn câu đúng

  1. Tất cả phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
  2. Tất cả phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ
  3. Kim loại dẫn điện, phi kim không dẫn điện (trừ than chì và silic)
  4. Tất cả đều đúng

Câu 8: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí?

  1. C và CuO
  2. CO2và NaOH
  3. CO và Fe2O3
  4. C và H2O

Câu 9: Sản phẩm của phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn lần lượt lưu huỳnh, hiđro, cacbon, photpho, trong khí oxi dư là

  1. SO2, H2­­O, CO2, P2O5                            
  2. SO3, HO, CO2, P2O5
  3. SO2, H2O, CO , P2O5
  4. SO3, H2O, CO , P2O5

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho sơ đồ biến đổi sau: Phi kim → Oxit axit (1) → Oxit axit (2) → Axit 

Dãy chất phù hợp với sơ đồ trên là

  1. S → SO2→SO3→ H2SO4                      
  2. C → CO → CO2→ H2CO3
  3. P →P2O3→ P2O5→H3PO3                    
  4. N2→ NO →N2O5→HNO3

Câu 2: Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1), sau đó dẫn khí còn lại qua (2) thấy có kết tủa màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là

  1. Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng
  2. Kali hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng
  3. Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng
  4. Nước vôi trong, kali hiđroxit

Câu 3: Cho 6,6 gam CO2 đi qua 200ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng kết thúc, thu được những sản phẩm muối nào?

  1. Muối trung hòa K2CO3
  2. Muối axit KHCO3
  3. Cả hai loại muối
  4. Không xác định được

Câu 4: Biết rằng 1 mol cacbon khi cháy toả ra 394KJ. Vậy lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 1kg than cốc chứa 84% cacbon là

  1. 27000 KJ
  2. 27580 KJ
  3. 31520 KJ
  4. 31000 KJ

Câu 5: Trong hợp chất khí với oxi của nguyên tố X có hoá trị IV, oxi chiếm 50% về khối lượng. Nguyên tố X

  1. C
  2. H
  3. S
  4. P

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Dẫn 784ml khí SO2 vào 450ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Khối lượng các cất thu được sau phản ứng là

  1. 7,595 gam BaSO3và 1 gam Ba(OH)2dư 
  2. 7,595 gam BaSO3và 3 gam Ba(OH)2
  3. 5,595 gam BaSO3và 2 gam Ba(OH)2dư 
  4. 7,595 gam BaSO3và 1,71 gam Ba(OH)2

Câu 2: Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,015 mol NaOH. Dung dịch sau phản ứng chứa 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4 với số mol bằng nhau. Gái trị của a là

  1. 0,010
  2. 0,015
  3. 0,005
  4. 0,002

Câu 3: Hỗn X gồm bột Mg và Zn có tỉ lệ số mol là 2:1. Khi đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong một lượng vừa đủ khí clo thu được được 6,52 gam muối clorua. Giá trị của m là

  1. 1,78 gam
  2. 2,26 gam
  3. 2,62 gam
  4. 2,16 gam

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay