Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 8: một số bazơ quan trọng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: một số bazơ quan trọng . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

 

 BÀI 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2

  1. Na2CO3
  2. KCl
  3. NaOH
  4. NaNO3

Câu 2: Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau

  1. pH = 8
  2. pH = 12                                  
  3. pH = 10                              
  4. pH = 14

Câu 3: Nhóm các dung dịch có pH > 7 là

  1. HCl, NaOH
  2. H2SO4, HNO3
  3. NaOH, Ca(OH)2
  4. BaCl2, NaNO3

Câu 4: Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử

  1. Quỳ tím
  2. HCl
  3. NaCl
  4. H2SO4

Câu 5: NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?

  1. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước
  2. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
  3. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt
  4. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt

Câu 6: Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch NaOH có những tính chất hóa học của bazơ tan vì

  1. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit
  2. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit
  3. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit và axit
  4. Tác dụng với oxit axit và axit

Câu 7: Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch ( tác dụng được với nhau) là

  1. Ca(OH)2, Na2CO3
  2. Ca(OH)2, NaCl
  3. Ca(OH)2, NaNO3
  4. NaOH, KNO3

Câu 8: Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ

  1. Làm quỳ tím chuyển đỏ
  2. Làm quỳ tím chuyển xanh
  3. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ
  4. Không làm thay đổi màu quỳ tím

Câu 9: Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?

  1. Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein
  2. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước
  3. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
  4. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Câu 10: Cặp oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ là

  1. K2O, Fe2O3
  2. Al2O3, CuO.
  3. Na2O, K2O
  4. ZnO, MgO

Câu 11: Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao

  1. Ca(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3
  2. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2
  3. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2
  4. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH

Câu 12: Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:

  1. Ca(OH)2, Na2CO3
  2. Ca(OH)2, NaCl
  3. Ca(OH)2, NaNO3
  4. NaOH, KNO3

Câu 13: Để điều chế dung dịch KOH, người ta cho

  1. K2CO3tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
  2. K2SO4tác dụng với dung dịch NaOH
  3. K2SO3tác dụng với dung dịch CaCl2
  4. K2CO3tác  dụng với dung dịch NaNO3

Câu 14: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là

  1. Na2CO3
  2. KCl
  3. NaOH
  4. NaNO3

Câu 15: Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:

  1. pH = 8
  2. pH = 12               
  3. pH = 10
  4. pH = 14

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

                                              

Câu 1: Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy

  1. Fe(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3
  2. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
  3. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3
  4. Al, MgO, H3PO4, BaCl2

Câu 2: Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?

  1. NaCl, HCl, Na2CO3, KOH
  2. H2SO4, NaCl, KNO3, CO2
  3. KNO3, HCl, KOH, H2SO4
  4. HCl, CO2, Na2CO3, H2SO4

Câu 3: Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch (không tác dụng được với nhau) là

  1. NaOH, KNO3
  2. Ca(OH)2, HCl
  3. Ca(OH)2, Na2CO3
  4. NaOH, MgCl2

Câu 4: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?

  1. Muối NaCl
  2. Nước vôi trong
  3. Dung dịch HCl
  4. Dung dịch NaNO3

Câu 5: Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là

  1. Quỳ tím và dung dịch HCl
  2. Phenolphtalein và dung dịch BaCl2
  3. Quỳ tím và dung dịch K2CO3
  4. Quỳ tím và dung dịch NaCl

Câu 6: Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng

  1. Ca(OH)2 và Na2CO3.
  2. NaOH và Na2CO3.
  3. KOH và NaNO3.
  4. Ca(OH)2 và NaCl

Câu 7: Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo ra dung dịch NaOH và khí H2

  1. Na2O và H2O
  2. Na2O và CO2
  3. Na và H2O
  4. NaOH và HCl

Câu 8: Cặp chất đều làm đục nước vôi trong Ca(OH)2

  1. CO2, Na2O
  2. CO2, SO2
  3. SO2, K2O
  4. SO2, BaO

Câu 9: Dãy các bazơ đều làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein

  1. KOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2
  2. NaOH, Al(OH)3, Ba(OH)2, Cu(OH)2
  3. Ca(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Fe(OH)2
  4. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

Câu 10: Dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 không phản ứng với cặp chất

  1. HCl, H2SO4
  2. CO2, SO3
  3. Ba(NO3)2, NaCl
  4. H3PO4, ZnCl2

Câu 11: Thành phần phần trăm của Na và Ca trong hợp chất NaOH và Ca(OH)2 lần lượt là

  1. 50,0 % và 54,0 %
  2. 52,0 % và 56,0 %
  3. 54,1 % và 57,5 %
  4. 57, 5% và 54,1 %

Câu 12: Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy

  1. CO2, P2O5, HCl, CuCl2
  2. CO2, P2O5, KOH, CuCl2
  3. CO2, CaO, KOH, CuCl2
  4. CO2, P2O5, HCl, KCl

Câu 13: NaOH rắn có khả năng hút nước rất mạnh nên có thể dùng làm khô một số chất. NaOH làm khô khí ẩm nào sau đây?

  1. H2S
  2. H2
  3. CO2
  4. SO2

Câu 14: Thành phần phần trăm của Na và Ca trong hợp chất NaOH và Ca(OH)2 lần lượt là

  1. 50% và 54%
  2. 52% và 56%
  3. 54,1% và 57,5%
  4. 57,5% và 54,1%

Câu 15: Cho từ từ đến dư khí CO2(đktc) vào 200 ml dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 2M. Hiện tượng quan sát được là

  1. Xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần dần đến hết, dung dịch thu được trong suốt.
  2. Xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa không tan, dung dịch thu được vẩn đục.
  3. Xuất hiện kết tủa trắng tách ra khỏi dung dịch nằm ở đáy ống nghiệm.
  4. Dung dịch thu được trong suốt.

3. VẬN DỤNG (15 câu)

Câu 1: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2, chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là

  1. 0,5 M
  2. 0,25 M
  3. 0,1 M
  4. 0,05 M

Câu 2: Hòa tan 30 gam NaOH vào 170 gam nước thì thu được dung dịch NaOH có nồng độ là

  1. 18 %
  2. 16 %
  3. 15 %
  4. 17 %

Câu 3: Dẫn 22,4 lít khí CO2 (đktc) vào 200g dung dịch NaOH 20 %. Sau phản ứng tạo ra sản phẩm nào trong số các sản phẩm sau

  1. Muối natricacbonat và nước
  2. Muối natri hidrocacbonat
  3. Muối natricacbonat
  4. Muối natrihiđrocacbonat và natricacbonat

Câu 4: Trung hòa 200 g ddịch NaOH 10 % bằng ddịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là

  1. 200 gam
  2. 300 gam
  3. 400 gam
  4. 500 gam

Câu 5: Hòa tan 112 g KOH vào nước thì được 2 lit dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là

  1. 2,0 M
  2. 1,0 M
  3. 0,1 M
  4. 0,2 M

Câu 6: Trung hòa 200 ml ddịch NaOH 1M bằng ddịch H2SO4 10 %. Khối lượng ddịch H2SO4 cần dùng là

  1. 98 gam
  2. 89 gam
  3. 9,8 gam
  4. 8,9 gam

Câu 7: Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là

  1. 0,1 M
  2. 0,2 M
  3. 0,3 M
  4. 0,4 M

Câu 8: Hòa tan 80 gam NaOH vào nước thu được dung dịch có nồng độ 1M. Thể tích dung dịch NaOH là

  1. 1 lít
  2. 2 lít
  3. 1,5 lít
  4. 3 lít

Câu 9: Trung hòa 200 gam dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là

  1. 200 gam
  2. 300 gam
  3. 400 gam
  4. 500 gam

Câu 10: Cho 2,24 lít khí CO2 ( đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2 , chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là:

  1. 0,5M
  2. 0,25M
  3. 0,1M
  4. 0,05M

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho dãy các chất sau: Al, P2O5, Na2O, Fe3O4, ZnO, MgO, CuO, Al2O3, BaO, FeO. Trong các chất trên, số chất tan được trong nước là a; số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là b ; số chất vừa tan được trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dung dịch NaOH là c. Giá trị 15a + 7b +8c bằng

  1. 156.
  2. 148.
  3. 141.
  4. 163.

Câu 2: Dẫn 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào x g dung dịch KOH 5,6%. Để thu được muối KHCO3 duy nhất thì x có giá trị là

  1. 75 g
  2. 150 g
  3. 225 g
  4. 300 g

Câu 3: Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4 gam NaOH.

  1. 5,88 gam.
  2. 7,42 gam.
  3. 8,48 gam.
  4. 6,36 gam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay