Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 5: luyện tập: tính chất hóa học của oxit và axit

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: luyện tập: tính chất hóa học của oxit và axit . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

 

 BÀI 5: LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí

  1. Bari oxit và axit sunfuric loãng
  2. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng
  3. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng
  4. Bari clorua và axit sunfuric loãng

Câu 2: Kẽm  tác dụng với dung dịch axit clohiđric sinh ra

  1. Dung dịch có màu xanh lam và chất khí màu nâu.
  2. Dung dịch không màu và chất khí có mùi hắc.
  3. Dung dịch có màu vàng nâu và chất khí không màu
  4. Dung dịch không màu và chất khí cháy được trong không khí

Câu 3: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là

  1. K2O
  2. CuO
  3. CO
  4. SO2

Câu 4: Dùng quì tím để phân biệt được cặp chất nào sau đây

  1. Dung dịch HCl và dung dịch KOH
  2. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4
  3. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl
  4. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH

Câu 5: Chất nào sau đây là oxit bazơ?

  1. K2O
  2. CuO
  3. CO
  4. SO2

 

Câu 6: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra

  1. Chất khí cháy được trong không khí
  2. Chất khí làm vẫn đục nước vôi trong
  3. Chất khí duy trì sự cháy và sự sống
  4. Chất khí không tan trong nước

Câu 7: Chất nào sau đây là oxit trung tính?

  1. CaO
  2. ZnO
  3. CO
  4. Al2O3

Câu 8: Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong

  1. Zn
  2. Na2SO3
  3. FeS
  4. Na2CO3

Câu 9: Oxit nào tác dụng với bazơ tạo muối và nước?

  1. Oxit axit
  2. Oxit bazơ
  3. Oxit lưỡng tính
  4. Oxit trung tính

Câu 10: Oxit nào tác dụng với oxit axit tạo muối?

  1. Oxit axit
  2. Oxit bazơ
  3. Oxit lưỡng tính
  4. Oxit trung tính

Câu 11: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

  1. CaO
  2. BaO
  3. Na2O
  4. SO3

Câu 12: Chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?

  1. CaO
  2. BaO
  3. CO
  4. Al2O3

Câu 13: Nhóm chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng

  1. ZnO, BaCl2
  2. CuO, BaCl2
  3. BaCl2, Ba(NO3)2
  4. Ba(OH)2, ZnO

Câu 14: Dãy chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch có màu xanh lam

  1. CuO, MgCO3
  2. Cu, CuO
  3. Cu(NO3)2, Cu
  4. CuO, Cu(OH)2

Câu 15: Chất nào sau đây là oxit axit?

  1. CaO
  2. BaO
  3. Na2O
  4. SO3

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Khí nào sau đây Không duy trì sự sống và sự cháy?

  1. CO                          
  2. O2
  3. N2
  4. CO2

Câu 2: Dãy oxit nào sau đây tác dụng được với dung dịch bazo?

  1. K2O, SO2, CO2, CuO
  2. SO2, CO2, SO3, NO
  3. SO2, CO2, N2O5, FeO
  4. SO3, CO2, Al2O3, P2O5

Câu 3: Cho cùng một lượng sắt và kẽm tác dụng hết với axit clohiđric

  1. Lượng H2thoát ra từ sắt nhiều hơn kẽm.
  2. Lượng H2thoát ra từ kẽm nhiều hơn sắt.
  3. Lượng H2thu được từ sắt và kẽm như nhau.
  4. Lượng H2thoát ra từ sắt gấp 2 lần lượng H2thoát ra từ kẽm.

Câu 4: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O, CO2) , người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa

  1. HCl                         
  2. Ca(OH)
  3. Na2SO4
  4. NaCl

Câu 5: Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại

  1. Phản ứng trung hoà
  2. Phản ứng thế
  3. Phản ứng hoá hợp
  4. Phản ứng oxi hoá – khử.

Câu 6: Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước ta dùng

  1. Quì tím, dung dịch NaCl
  2. Quì tím, dung dịch NaNO3.
  3. Quì tím, dung dịch Na2SO4
  4. Quì tím, dung dịch BaCl2

Câu 7: Cho magiê tác dụng với axit sunfuric đặc nóng xãy ra theo phản ứng sau:

Mg  + H2SO4  (đặc,nóng)  →  MgSO4  +  SO2  +  H2O.

Tổng hệ số trong phương trình hoá học là

  1. 5                              
  2. 6                                      
  3. 7                                   
  4. 8

Câu 8: Cho magiê tác dụng với axit sunfuric đặc nóng xảy ra theo phản ứng sau: Mg + H2SO4 (đặc, nóng) → MgSO4 + SO2 + H2O. Tổng hệ số trong phương trình hoá học là

  1. 5.
  2. 6.
  3. 7.
  4. 8.

Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?

  1. Sủi bọt khí, đá vôi không tan
  2. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.
  3. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan
  4. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.

Câu 10: Cho các hợp chất axit sau: H2SO4, H3PO4, H2SO3, HNO3. Dãy chất oxit nào dưới đây tương ứng với các axit trên?

  1. SO2, P2O3, SO3, SO3, NO2
  2. SO3, P2O5, SO2, N2O3
  3. SO2, P2O5, SO3, N2O5
  4. SO3, P2O5, SO2, N2O5

3. VẬN DỤNG (15 câu)

Câu 1: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là

  1. 100 gam
  2. 80 gam
  3. 90 gam
  4. 150 gam

Câu 2: Trung hoà 200g dung dịch HCl 3,65% bằng dung dịch KOH 1M . Thể tích dung dịch KOH cần dùng là

  1. 100 ml.                           
  2. 300 ml.                            
  3. 400 ml.                           
  4. 200 ml.

Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một dung dịch chứa 20 g NaOH. Muối được tạo thành là

  1. Na­2CO3.
  2. NaHCO3
  3. Hỗn hợp Na2CO3và NaHCO3.
  4. Na(HCO3)2

Câu 4: Có thể tinh chế CO ra khỏi hỗn hợp (CO + CO2) bằng cách

  1. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2
  2. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2
  3. Dẫn hỗn hợp qua NH3
  4. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2

Câu 5: Để làm khô một mẫu khí SO2 ẩm có (lẫn hơi nước) ta dẫn mẫu khí này qua

  1. NaOH đặc.                    
  2. Nước vôi trong dư.                         
  3. H2SO4đặc.                                     
  4. Dung dịch HCl.

Câu 6: Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là

  1. 4%
  2. 4,2%
  3. 4,5%
  4. 10%

Câu 7: Cho 8 g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư sinh ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe và Mg lần lượt là

  1. 70% và 30%                                   
  2. 60% và 40%.                  

C.50% và 50%.                                    

  1. 80% và 20%.

Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một ddịch chứa 20 g NaOH. Muối được tạo thành là

  1. Na­2CO3
  2. NaHCO3
  3. Hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3
  4. Na(HCO3)2

Câu 9: Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là

  1. 4 %
  2. 6 %
  3. 4,5 %
  4. 10 %

Câu 10: Hoà tan 23,5 gam kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là

  1. 0,25 M
  2. 0,5 M
  3. 1 M
  4. 2 M

Câu 11: Khí cacbonic (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbonđiôxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit SO2. Dùng dung dịch nào để tách được những tạp chất ra khỏi CO?  

  1. Dung dịch HCl
  2. Dung dịch H2SO4
  3. Dung dịch Ca(OH)2
  4. Dung dịch NaCl

                                      

Câu 12: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20 %. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là

  1. 100 gam
  2. 80 gam
  3. 90 gam
  4. 150 gam

Câu 13: Để trung hòa 112 gam dung dịch KOH 25% thì cần dùng bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuric 4,9%

  1. 400 g
  2. 500 g
  3. 420 g
  4. 570 g

Câu 14: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là

  1. H2SO4 1M và HNO3 0,5M.         
  2. BaSO4 0,5M  và  HNO3 1M.                                                                           
  3. HNO3 0,5M và Ba(NO3)0,5M.                       
  4. H2SO0,5M và  HNO3 1M.                                                 

Câu 15: Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M . Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là              

  1. 4 g và 16 g
  2. 10 g và 10 g
  3. 8 g và 12 g          
  4. 14 g và 6 g.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn  12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M. Thành phần phần trăm theo khối lượng hai oxit trên lần lượt là:

  1. 33,06% và 66,94%                   
  2. 66,94% và 33,06%
  3. 33,47% và 66,53%
  4. 66,53% và 33,47%

Câu 2: Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 20 g CuO và 111,5 g PbO là

  1. 11,2 lít
  2. 16,8 lít
  3. 5,6 lít
  4. 8,4 lít

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay