Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống Chủ đề 10 - Tuần 30

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 10 - Tuần 30. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 10. HIỂU BẢN THÂN ĐỂ CHỌN NGHỀ PHÙ HỢP

TUẦN 30: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 2, 3 CHỦ ĐỀ 10

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Mỗi người đều có quan niệm chọn nghề

A. của riêng mình

B. chung

C. giống nhau

D. cụ thể

Câu 2: Chọn được công việc phù hợp với sở thích có lợi ích gì?

A. Giúp ta có động lực, niềm đam mê, yêu thích đối với công việc.

B. Luôn có cảm giác tự tin, thoải mái khi tiến hành công việc, dễ dàng hoàn thành công việc.

C. Mới có cơ hội việc làm cao, nhanh chóng có được việc làm sau khi học nghề.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Lợi ích khi chọn được công việc phù hợp với khả năng, thế mạnh của bản thân là gì?

A. Giúp ta có động lực, niềm đam mê, yêu thích đối với công việc.

B. Luôn có cảm giác tự tin, thoải mái khi tiến hành công việc, dễ dàng hoàn thành công việc.

C. Mới có cơ hội việc làm cao, nhanh chóng có được việc làm sau khi học nghề.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Lợi ích khi chọn được công việc phù hợp với nghề mà xã hội có nhu cầu?

A. Giúp ta có động lực, niềm đam mê, yêu thích đối với công việc.

B. Luôn có cảm giác tự tin, thoải mái khi tiến hành công việc, dễ dàng hoàn thành công việc.

C. Có cơ hội việc làm cao, nhanh chóng có được việc làm sau khi học nghề.

D. Cả A, B, C

Câu 5: Để biết được sở thích, khả năng của bản thân, các em có thể làm gì sau đây?
A. Tích cực tham gia các hoạt động ở trường, lớp, gia đình, cộng đồng để bộc lộ, kiểm nghiệm được sở thích, khả năng của bản thân

B. Tham gia các hoạt động trải nghiệm nghề.

C. Làm trắc nghiệm về sở thích, khả năng.

D. Cả A, B, C

Câu 6: Đối với nghề mà bản thân “Rất thích nhưng không có khả năng” thì

A. Không nên chọn vì sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ, mất tự tin và dẫn mất động lực trong công việc.

B. Không chọn vì vừa thiếu đam mê, động lực, vừa thiếu điều kiện để thành công trong công việc.

C. Nên chọn vì thỏa mãn cả hai yếu tố.

D. Có thể chọn vì sở thích không phải là bất biến mà thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh.

Câu 7: Đối với nghề mà bản thân “Không thích và không có khả năng” thì

A. Không nên chọn vì sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ, mất tự tin và dẫn mất động lực trong công việc.

B. Không chọn vì vừa thiếu đam mê, động lực, vừa thiếu điều kiện để thành công trong công việc.

C. Nên chọn vì thỏa mãn cả hai yếu tố.

D. Có thể chọn vì sở thích không phải là bất biến mà thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh.

Câu 8: Đối với nghề mà bản thân “Rất thích và có khả năng” thì

A. Không nên chọn vì sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ, mất tự tin và dẫn mất động lực trong công việc.

B. Không chọn vì vừa thiếu đam mê, động lực, vừa thiếu điều kiện để thành công trong công việc.

C. Nên chọn vì thỏa mãn cả hai yếu tố.

D. Có thể chọn vì sở thích không phải là bất biến mà thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh.

Câu 9: Đối với nghề mà bản thân “Có khả năng nhưng không thích” thì

A. Không nên chọn vì sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ, mất tự tin và dẫn mất động lực trong công việc.

B. Không chọn vì vừa thiếu đam mê, động lực, vừa thiếu điều kiện để thành công trong công việc.

C. Nên chọn vì thỏa mãn cả hai yếu tố.

D. Có thể chọn vì sở thích không phải là bất biến mà thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh.

Câu 10: Đối với nghề mà bản thân “Tương đối có khả năng và tương đối thích” thì

A. Không nên chọn vì sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ, mất tự tin và dẫn mất động lực trong công việc.

B. Không chọn vì vừa thiếu đam mê, động lực, vừa thiếu điều kiện để thành công trong công việc.

C. Nên chọn, khả năng và sở thích sẽ phát triển nếu ta quyết tâm theo đuổi và rèn luyện.

D. Có thể chọn vì sở thích không phải là bất biến mà thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Người có tính cởi mở, thân thiện và có khả năng trong hoạt động nghệ thuật hợp với nhóm nghề nào sau đây?

A. Nghệ thuật, Dịch vụ xã hội, Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân.

B. Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

C. Dịch vụ xã hội, Kinh doanh và quản lý

D. Máy tính và công nghệ thông tin

Câu 2: Người có tính nhiệt tình, trung thực, cởi mở và có khả năng tổ chức, điều hành và thuyết phục mọi người, thích mua bán và kinh doanh ý tưởng hợp với nhóm nghề nào sau đây?

A. Nghệ thuật, Dịch vụ xã hội, Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân.

B. Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

C. Dịch vụ xã hội, Kinh doanh và quản lý

D. Máy tính và công nghệ thông tin

Câu 3: Người có tính tỉ mỉ cẩn thận và có khả năng với những con số, sổ sách hay máy móc theo một hệ thống, một trật tự nhất định hợp với nhóm nghề nào sau đây?

A. Nghệ thuật, Dịch vụ xã hội, Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân.

B. Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

C. Dịch vụ xã hội, Kinh doanh và quản lý

D. Máy tính và công nghệ thông tin

Câu 4: Các kênh em có thể tìm hiểu thông tin về nhóm nghề là?

A. Các chuyên gia hướng nghiệp.

B. Các chương trình hướng nghiệp của nhà trường.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

Câu 5: Ý nào dưới đây là cách tìm hiểu thông tin nghề nghiệp?

A. Tham quan và trải nghiệm với nghề.

B. Xin tham vấn ý kiến từ chuyên gia hướng nghiệp.

C. Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát những người làm nghề.

D. Tất cả các ý trên đều đúng

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Mai rất thích ca hát và mơ ước sau này trở thành ca sĩ nhưng giọng hát của Mai yếu và không hay. Theo em, Mai nên chọn nghề này hay không?

“ Tùng không biết mình có năng lực gì và cũng chưa xác định được mình hứng thú với nghệ nào nên không biết lựa chọn nghề nào cho phù hợp.”

A. Mai cần xác định xem mình thích học hay không, chọn theo sở thích cá nhân của bản thân

B. Nếu Mai muốn theo nghề ca sĩ bạn ấy cần phải tập luyện một thời gian, nếu giọng hát không có sự cải thiện thì Mai có thể hướng sang một nghề khác phù hợp hơn

C. Nếu Mai cảm thấy mình yêu thích nghề ca sĩ thì nên lựa chọn để có thể đam mê theo đuối nó

D. Đáp án khác

Câu 2: Minh có khả năng học tốt môn Tiếng Anh, thích giao tiếp với mọi người và thích đi đây đi đó. Minh mơ ước trở thành hướng dẫn viên du lịch nhưng sức khỏe của bạn không tốt. Theo em, Minh nên chọn nghề này hay không?

A. Sức khỏe tốt là một yêu cầu rất cần của một hướng dẫn viên. Vì vậy, để thực hiện được mong muốn trở thành một hướng dẫn viên, Minh cần chú ý rèn luyện sức khỏe, luyện tập thể thao, ăn uống khoa học.

B. Minh không nên chọn nghề hướng dẫn viên du lịch bởi sức khỏe của bạn không đáp ứng được yêu cầu

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Em hãy lựa chọn đối tượng và nội dung để xin ý kiến tham vấn định hướng nghề nghiệp trong trường hợp dưới đây

“ Bắt đầu vào lớp 10, với ý định trở thành nhà kinh tế, Hoa dành nhiều thời gian học tập cho các môn thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Sinh học và môn Tin học. Theo Hoa, những môn này sẽ chuẩn bị tố cho nghề nghiệp tương lai của mình. Nhưng đến cuối năm lớp 10, Hoa lại thấy mình có khả năng về lĩnh vực công nghệ thông tin và Hoa đam mê với lĩnh vực này. Hoa muốn chuyển hướng nghề nghiệp sang lĩnh vực công nghệ thông tin”

A. Hoa cần xác định xem mình thích học hay không, chọn theo sở thích cá nhân của bản thân

B. Hoa nên tìm hiểu những nghề nghiệp từ mọi người xung quanh và người thân của mình, xác định nghề nào mình hứng thú nhất

C. Nếu Hoa cảm thấy mình yêu thích lĩnh vực công nghệ thông tin thì nên lựa chọn nghề nghiệp theo cái mà mình yêu thích nhất để có thể đam mê theo đuối nó

D. Đáp án khác

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Cô Lan nhà Hồng làm bác sĩ ở bệnh viện tỉnh. Thỉnh thoảng gặp cô trong bộ blu trắng, Hồng ngưỡng mộ lắm. Mặc dù khả năng học môn Sinh học của Hồng không tốt, rất sợ nhìn thấy máu và thiếu hiểu biết về các công việc, yêu cầu của nghề bác sĩ nhưng Hồng vẫn chọn cho mình nghề này. Theo em, Hồng nên làm như thế nào?

A. Hồng có thể kiên trì, chăm chỉ học tập, khắc phục những yếu điểm để theo đuổi nghề bác sĩ

B. Nghề bác sĩ đòi hỏi nhiều kiến thức nhất là về sinh học và cần phải can đảm, kiên nhẫn. Do đó, bác sĩ không phải là nghề thực sự phù hợp với Hồng.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Hoàng học giỏi môn Ngữ văn, thích đọc tiểu thuyết và xem các phim tâm lí xã hội. Bạn mơ ước sau này trở thành nhà biên kịch hoặc đạo diễn phim nhưng băn khoăn vì không thấy bạn nào trong lớp có nguyện vọng giống mình. Theo em, Hoàng nên làm như thế nào?

A. Hoàng nên chọn nghề mà mình mong muốn. Vì nghề đó Hoàng vừa có khả năng và vừa có đam mê, cơ hội thành công của Hoàng sẽ cao hơn.

B. Hoàng không nên chọn nghề biên kịch hoặc đạo diễn phim bởi nghề này không bạn nào trong lớp có nguyện vọng giống Hoàng

C. Hoàng nên chọn nghề theo nguyện vọng của các bạn ở trong lớp, vì những nghề đó là những nghề có nhu cầu việc làm cao

D. Cả A, B, C

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay