Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống Chủ đề 4 - Tuần 14

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4 - Tuần 14. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức (bản word)

CHỦ ĐỀ 4. CHỦ ĐỘNG, TỰ TIN TRONG HỌC TẬP VÀ GIAO TIẾP

TUẦN 14: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 5, 6, 7 CHỦ ĐỀ 4

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Cách ứng xử phù hợp khi trong gia đình có nhiều thế hệ khác nhau là gì?

A. Với em nhỏ phải nhường nhịn

B. Tôn trọng mọi thành viên

C. Đối với người lớn tuổi phải kính trọng, lễ phép

D. Cả A, B, C

Câu 2: Khi giao tiếp trong gia đình có nhiều thế hệ, chúng ta cần nói chuyện như thế nào?

A. Dùng lời nói nhẹ nhàng, thái độ thân mật, vui vẻ khi giao tiếp

B. Biết lắng nghe tích cực, chia sẻ vui buồn cùng gia đình

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Để câu chuyện trở nên vui vẻ, chúng ta có thể dùng cách giao tiếp như

A. Hỏi thăm về câu chuyện đã đem lại niềm vui

B. Thể hiện cảm xúc qua lời nói và biểu cảm

C. Nói lời nói chúc mừng, khích lệ, khen

D. Cả A, B, C

Câu 4: Biểu hiện của ứng xử thân thiện trong giao tiếp là gì?

A. Vui vẻ

B. Hòa đồng

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

Câu 5: Đâu là biểu hiện của ứng xử tự tin trong giao tiếp?

A. Tập trung vào mục đích giao tiếp, không lơ đãng, xao nhãng sang chuyện khác.

B. Tự ti xử lí các tình huống trong giao tiếp.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

Câu 6: Biểu hiện của ứng xử tự tin trong giao tiếp là gì?

A. Bình tĩnh và nhìn vào người giao tiếp.

B. Lời nói làm cho người khác vui, phấn khích, bớt lo lắng, làm vừa lòng nhau.

C. Trang phục gọn gàng, thân thiện, tạo thiện cảm với mọi người.

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 7: Khi có chuyện buồn, chúng ta có thể dùng cách giao tiếp như

A. Hỏi thăm, động viên, an ủi

B. Đặt bản thân vào vị trí của người để cảm thông và chia sẻ

C. Nói lời nói chúc mừng, khích lệ, khen

D. Cả A, B

Câu 8: Khi gặp vấn đề căng thẳng, khó khăn, chúng ta có thể dùng cách giao tiếp như

A. Bình tĩnh

B. Tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục

C. Động viên, khích lệ

D. Cả A, B, C

Câu 9: Khi có mâu thuẫn, chúng ta có thể dùng cách giao tiếp như

A. Bình tĩnh và lắng nghe

B. Tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục

C. Không tranh cãi

D. Cả A, B, C

Câu 10: Ai là người là có cách cư xử không tốt trong tình huống sau: Bảo là một học sinh giỏi trong lớp. Nhiều khi các bạn hỏi Bảo về cách giải bài tập khó, Bảo thường từ chối.

A. Bảo

B. Các bạn Bảo

C. Cả Bảo và các bạn

D. Không ai

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Chiều tối mẹ đi làm về thấy cơm chưa nấu, nhà cửa chưa dọn, mẹ rất bực. Theo em, người mẹ nên ứng xử như thế nào để phù hợp trong tình huống trên?

A. Mẹ nên nhẹ nhàng hỏi nguyên nhân. Nếu đó là lí do chính đáng, hai mẹ con cùng nhau nấu. Nếu lí do không chính đáng, mẹ nhắc nhở, phê bình và phụ con làm.

B. Mẹ nên nhắc nhở và phê bình con để con có tính tự giác và kỉ luật cao.

C. Cả A, B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 2: Sau buổi họp với giáo viên chủ nhiệm, về nhà bố Thanh rất buồn vì kết quả học tập của Thanh. Theo em, bố của Thanh nên có cách ứng xử như thế nào để phù hợp trong tình huống trên?

A. Bố Thanh nên trò chuyện, tâm sự với Thanh vì sao dẫn đến kết quả học tập sa sút. Biết được nguyên nhân, bố khuyến khích, động viên Thanh và giúp Thanh khắc phục để đạt kết quả tốt trong học tập.

B. Bố Thanh nên nhắc nhở và phê bình con để con có tính tự giác và kỉ luật cao.

C. Bố Thanh nên nhắc nhở và phê bình con để Thanh khắc phục, chăm chỉ học tập hơn.

D. Đáp án khác

Câu 3: Bảo là một học sinh giỏi trong lớp. Nhiều khi các bạn hỏi Bảo về cách giải bài tập khó, Bảo thường từ chối. Em có nhận xét gì về cách ứng xử của Bảo?

A. Bảo có tinh thần chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể.

B. Bảo cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.

C. Bảo ứng xử như vậy là không thân thiện, hòa đồng khi giao tiếp với mọi người

D. A, B đúng

Câu 4: Lớp 10A tổ chức bầu lớp trưởng. Tuấn tín nhiệm và giới thiệu Trang. Bản thân Trang thấy mình có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ đó. Nhưng khi thấy một số bạn khác tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến giới thiệu của Tuấn, Trang nhất định từ chối, đòi gạch tên mình trong danh sách đề cử.  Em hãy đề xuất cách ứng xử phù hợp trong tình huống trên.

A. Trang từ chối và nên bảo Tuấn gạch tên mình trong danh sách đề cử vì Trang không có tự tin

B. Trang vẫn nên để nguyên tên mình trong danh sách đề cử, thuyết phục với các bạn trong lớp bằng lời nói và hành động để các bạn có thêm niềm tin.

C. Tính rụt rè của Trang làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình

D. Cả A, B, C

Câu 5: Người không tự tin sẽ có cuộc sống như thế nào?

A. Con người trở nên nhỏ bé yếu đuối

B. Hiệu quả công việc không cao hoặc thất bại

C. Không chắc chắn về sự lựa chọn của mình, băn khoăn, sợ hãi

D. Tất cả các ý trên đúng

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Câu ca dao nào sau đây không nói về sự tự tin?

A. Trời sinh voi trời sinh cỏ

B. Thua keo này ta bày keo khác

C. Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan

D. Thất bại là mẹ thành công

Câu 2: Sơn và Hằng học cùng lớp. Thầy giáo chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho hai bạn chuẩn bị chung một bài thuyết trình về vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương để trình bay trước lớp vào tuần tới. Nhưng còn hai ngày nữa phải lên thuyết trình thì Hằng bị ốm. Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?

A. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.

B. Chủ động chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ mọi người.

C. Chủ động giúp đỡ và hướng dẫn để Hằng hoàn thành bài thuyết trình đúng hạn

D. Cả A, B đều đúng

Câu 3: Thủy cùng các bạn tham gia câu lạc bộ ngoại ngữ. Nhóm của Thủy được phân công chuẩn bị một tiểu phẩm bằng Tiếng Anh. Thủy được các bạn trong nhóm phân công xây dựng kịch bản nhưng kĩ năng tiếng Anh của bạn chưa được tốt. Nếu em là bạn cùng nhóm với Thủy, em sẽ làm gì?

A. Em có thể phân công lại công việc trong nhóm để thích hợp hơn với Thủy

B. Em sẽ khuyến khích cả nhóm cùng giúp đỡ, hướng dẫn Thủy xây dựng kịch bản.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đạt rất muốn vận dụng kiến thức của mình vào công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường ở địa phương nhưng bạn băn khoăn không biết nên thực hiện như thế nào. Em có lời khuyên gì cho Đạt?

A. Đạt nên mạnh dạn nhờ sự hỗ trợ, tư vấn của bố mẹ để bố mẹ có những định hướng, tư vấn đúng đắn.

B. Đạt nên nhờ sự hướng dẫn, tư vấn của những người có trách nhiệm quản lí tại địa phương.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Đâu là những cách để học sinh rèn luyện tính chủ động học tập ở trường, ở nhà?  

a. Thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu của trường, lớp.

b. Áp dụng phương pháp học tập phù hợp với từng môn.

c. Cùng bạn học nhóm, trao đổi bài, giúp đỡ nhau trong học tập.

đ. Tự giác ôn bài, làm bài tập ở nhà đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

e. Cao giọng để đối phương nghe rõ.

g. Thân thiện với những người xung quanh nơi em ở, tham gia các hoạt động do địa phương tổ chức.

h. Giao tiếp thoải mái, tự nhiên, đứng thẳng và hướng mắt về đối tượng.

i. Chủ động ngắt câu chuyện khi không muốn nghe.

A. a, b, c, đ, e

B. b, c, đ, e, g

C. b, c, đ, g, h, i

D. a, b, c, đ,

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay