Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống Chủ đề 4 - Tuần 12
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4 - Tuần 12. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức (bản word)
CHỦ ĐỀ 4. CHỦ ĐỘNG, TỰ TIN TRONG HỌC TẬP VÀ GIAO TIẾPTUẦN 12: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2 CHỦ ĐỀ 4A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Biểu hiện của ứng xử tự tin trong giao tiếp là gì?
A. Bình tĩnh và nhìn vào người giao tiếp.
B. Lời nói làm cho người khác vui, phấn khích, bớt lo lắng, làm vừa lòng nhau.
C. Trang phục gọn gàng, thân thiện, tạo thiện cảm với mọi người.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 2: Đâu là biểu hiện của ứng xử tự tin trong giao tiếp?
A. Tập trung vào mục đích giao tiếp, không lơ đãng, xao nhãng sang chuyện khác.
B. Tự ti xử lí các tình huống trong giao tiếp.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 3: Biểu hiện của ứng xử thân thiện trong giao tiếp là gì?
A. Vui vẻ
B. Hòa đồng
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 4: Cách thể hiện sự chủ động, tự tin thể hiện trong các tình huống nào sau đây?
A. Là một học sinh khá trong lớp, Minh nên tự tin, mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến.
B. Sơn chủ động giúp đỡ và hướng dẫn để Hằng hoàn thành bài thuyết trình đúng hạn.
C. Có thể phân công lại công việc trong nhóm để thích hợp hơn với Thủy, hoặc cả nhóm cùng giúp đỡ, hướng dẫn Thủy xây dựng kịch bản.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 5: Biểu hiện của của người tự tin là?
A. Không dựa dẫm vào người khác.
B. Không mặc cảm với hoàn cảnh, số phận.
C. Không mặc cảm với ngoại hình xấu.
D. Cả A,B,C.
Câu 6: Ai là người là có cách cư xử không tốt trong tình huống sau: Bảo là một học sinh giỏi trong lớp. Nhiều khi các bạn hỏi Bảo về cách giải bài tập khó, Bảo thường từ chối.
A. Bảo
B. Các bạn Bảo
C. Cả Bảo và các bạn
D. Không ai
Câu 7: Ai là người là có cách cư xử không tốt trong tình huống sau: Lớp 10A tổ chức bầu lớp trưởng. Tuấn tín nhiệm giới thiệu Trang. Bản thân Trang thấy mình có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ đó. Nhưng khi thấy một số bạn khác tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến giới thiệu của Tuấn, Trang nhất định từ chối, đòi gạch tên mình trong danh sách đề cử.
A. Trang
B. Tuấn
C. Trang và Tuấn
D. Không ai
Câu 8: Ai là người là có cách cư xử không tốt trong tình huống sau: Linh không những hát hay mà còn học giỏi nên được nhiều bạn trong lớp yêu mến. Tuy nhiên, vẫn có một số bạn nói xấu Linh khiến Linh rất buồn và không muốn tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, lớp.
A. Các bạn
B. Linh
C. Không ai
D. Tuấn
Câu 9: Biểu hiện của người không tự tin là?
A. Thấy ai khuyên làm gì cũng làm theo.
B. Không dám giơ tay phát biểu.
C. Làm việc gì cũng hỏi ý kiến của người khác và nghe theo lời khuyên của người khác.
D. Cả A,B,C.
Câu 10: Tự tin có ý nghĩa như thế nào?
A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Cả A,B,C.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Để rèn luyện tính tự tin thì
A. Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể.
B. Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.
C. Việc khó cứ để từ từ làm
D. A, B đúng
Câu 2: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình
B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối
C. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình
D. Cả A, B, C
Câu 3: Người không tự tin sẽ có cuộc sống như thế nào?
A. Con người trở nên nhỏ bé yếu đuối
B. Hiệu quả công việc không cao hoặc thất bại
C. Không chắc chắn về sự lựa chọn của mình, băn khoăn, sợ hãi
D. Tất cả các ý trên đúng
Câu 4: Câu ca dao nào sau đây không nói về sự tự tin?
A. Trời sinh voi trời sinh cỏ
B. Thua keo này ta bày keo khác
C. Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan
D. Thất bại là mẹ thành công
Câu 5: Bạn Huyền rất thích học múa, nhưng khi mẹ dẫn đến lớp học múa, bạn lại đứng ngoài nhìn và không dám vào tập, vì nhìn các bạn trong lớp ai ai cũng múa đẹp. Bạn Huyền ngại vì mình không biết múa. Đó là biểu hiện của người
A. Tự tin
B. Tự chủ
C. Tự ti
D. Tự tôn
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Trung thành.
C. Tự tin.
D. Tiết kiệm.
Câu 2: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong thực tiễn xã hội?
A. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
B. Chủ động chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ mọi người.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 3: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong hoạt động ở câu lạc bộ?
A. Tích cực tham gia hoạt động của đội, nhóm.
B. Chủ động làm quen.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đâu là những biểu hiện của ứng xử tự tin, thân thiện trong giao tiếp?
a. Trình bày ý kiến của bản thân trước tập thể
b. Bình tĩnh và nhìn vào mắt người giao tiếp.
c. Thái độ vui vẻ, hoà đồng, chân thành, cởi mở.
đ. Lời nói nhẹ nhàng, trong sáng.
e. Cao giọng để đối phương nghe rõ.
g. Lắng nghe và đồng cảm với người giao tiếp.
h. Giao tiếp thoải mái, tự nhiên, đứng thẳng và hướng mắt về đối tượng.
i. Chủ động ngắt câu chuyện khi không muốn nghe.
A. a, b, c, đ, e
B. b, c, đ, e, g
C. b, c, đ, g, h, i
D. a, b, c, đ, g, h
Câu 2: Cho các khẳng định sau
1. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình;
2. Người tự tin không cần hợp tác với ai;
3. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin;
4. Người tự tin luôn tự đánh giá cao bản thân mình;
Ý nào đúng với người tự tin
A. 1,2,3
B. 1,2,4
C. 2,4
D. 3,4