Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống Chủ đề 2 - Tuần 6

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2 - Tuần 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2. KHÁM PHÁ BẢN THÂN

TUẦN 6: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 4, 5, 6, 7 CHỦ ĐỀ 2

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đâu là việc cần làm để phát huy điểm mạnh “chăm chỉ” của bản thân?

A. Chăm chỉ học tập

B. Chăm chỉ làm việc lớp, việc trường

C. Chăm chỉ làm việc nhà

D. Cả A, B, C

Câu 2: Đâu là việc làm để hạn chế điểm yếu “nhút nhát” của bản thân?

A. Tăng cường giao tiếp với bạn bè và mọi người

B. Tham gia nhiều hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

C. Lắng nghe nhu cầu, mong muốn của người khác

D. Cả A, B

 

Câu 3: Đâu là việc làm để hạn chế điểm yếu “hiếu thắng” của bản thân?

A. Chăm chỉ học tập

B. Tham gia nhiều hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

C. Lắng nghe nhu cầu, mong muốn của người khác

D. Chăm chỉ làm việc lớp, việc trường

Câu 4: Đâu là được coi là những điểm yếu của một cá nhân?

A. Cởi mở, tự tin, nhút nhát, ít nói

B. Vui vẻ, hài hước, ít nói, ích kỉ

C. Bộc trực, nhút nhát, ít nói, ích kỉ

D. Cởi mở, tự tin, kiên định, dịu dàng

Câu 5: Để xác định được tính cách của bản thân, chúng ta cần căn cứ vào những gì?

A. Hành vi trong cuộc sống hằng ngày

B. căn cứ vào kết quả học tập, lao động, giao tiếp

C. Lắng nghe nhận xét của những người thân thiết, gần gũi với bản thân

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 6: Để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, chúng ta cần làm gì?

A. Đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu

B. Bình tĩnh, không nóng vội

C. Nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, với thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.

D. Cả A, B, C

Câu 7: Điền vào chỗ trống  “Cách giao tiếp, ứng xử phụ thuộc vào cách chúng ta tư duy, suy nghĩ, nhìn nhận sự việc, đánh giá động cơ, hành động của người khác. Tư duy ........ thường dẫn đến cách giao tiếp, ứng xử tích cực.”

A. tiêu cực

B. hạn chế

C. tích cực

D. mở rộng

Câu 8:Ý nào dưới đây là tư duy tích cực?

A. Ghét bạn vì trong giờ kiểm tra không nhắc bài mình.

B. Ghét thầy cô vì hay báo cáo tình hình học tập của mình với bố mẹ.

C. Cố gắng học bài khi bị điểm kém.

D. Xa lánh, hắt hủi người khác vì cảm thấy họ không bằng mình.

Câu 9: Ý nào dưới đây là cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực

A. Cần bình tĩnh, không nóng vội.

B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng, động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai

Câu 10: Điền từ vào chỗ trống “Quan điểm sống của cá nhân rất quan trọng, nó sẽ ............, chi phối lối sống, cách sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó.”

A. hạ thấp

B. nâng cao

C. định hướng

D. tạo lập

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Cho tình huống sau “Tùng không đến dự sinh nhật Tuấn như đã hẹn”. Bạn Tuấn trong tình huống trên nên tư duy và ứng xử như thế nào?

A. Tuấn nghĩ là Tùng không thích chơi với Tuấn. Tuấn không nên tiếp tục chơi với Tùng nữa

B. Tuấn nghĩ là Tùng có việc bất khả kháng nên không thể đến dự sinh nhật mình. Tuấn sẽ không giận hay trách bạn mà khi gặp bạn, Tuấn sẽ hỏi thăm bạn gặp chuyện gì

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Cho tình huống sau “Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới”. Bạn Mai trong tình huống trên nên tư duy và ứng xử như thế nào?

A. Mai sẽ nghĩ là bố mẹ khó tính, bảo thủ và quá kiểm soát. Mai lớn rồi, có thể tự quyết định mà không cần thông báo cho bố mẹ.

B. Mai nên nghĩ là do bố mẹ lo lắng cho sự an toàn của mình. Mai có thể giải thích để bố mẹ yên tâm hoặc vui vẻ nghe lời bố mẹ ở nhà, không đi chơi nữa.

C. Cả A, B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 3: Đâu là lợi ích của việc điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực?

A. Không làm tổn thương người khác

B. Có hành động, ứng xử phù hợp

C. Giúp hạn chế được các cảm xúc tiêu cực

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 4: Ý nào đưới đây lý giải đúng câu "Có chí thì nên"?

A. Hình thức bên ngoài luông quan trọng hơn chất lượng bên trong.

B. Con người sông trên đời luôn phải có cho mình nhưng mộng tưởng.

C. Để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại.

D. Việc to lớn như thế nào khó khăn đến cỡ nào, chỉ cần bản thân chúng ta có ý chí, có nghị lực, kiên cường vượt qua mọi thử thách gian lao, quyết không bỏ cuộc thì chắc chắn sẽ có được thành công.

Câu 5: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Nhóm của Mai hẹn đi chơi nhưng Chi không đi được.

A. Các bạn trong nhóm nghĩ Chi không thích mọi người nên không đi

B. Các bạn nên nghĩ nhà Chi có việc bận nên không đi được.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bố mẹ không đồng ý cho Nga đi chơi xa với bạn khác giới.

A. Khóc lóc, bỏ không ăn cơm.

B. Cãi lại cha mẹ.

C. Suy nghĩ về lí do bố mẹ không cho đi là vì an toàn của mình để suy xét nên vui vẻ ở nhà hay tiếp tục giải thích cho bố mẹ tiếp.

D. Bỏ đi không quan tâm lời bố mẹ nói.

Câu 2: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bạn thân không đến dự sinh nhật như đã hẹn trước.

A. Bực tức và bắt đầu chủi mắng vì bạn bùng hẹn.

B. Không bực tức mà suy nghĩ xem bạn đã gặp vấn đề gì mà không đến được.

C. Nghỉ chơi với nhau.

D. Mặc kệ không quan tâm bạn nữa.

Câu 3: Huấn và Linh học cùng một lớp, lại chơi khá thân với nhau. Linh làm lớp trưởng còn Huấn là tổ trưởng tổ 3. Trong giờ sinh hoạt lớp, Huấn bị Linh nhắc nhở vì có một buổi đi học muộn trong tuần. Theo em, nếu Huấn là người có tư duy tích cực, Huấn sẽ có cách giao tiếp, ứng xử như thế nào?

A. Không chơi thân với Linh như trước nữa

B. Tức giận, trách móc Linh

C. Vui vẻ nhận và sửa chữa khuyết điểm; không giận hay trách móc Linh.

D. Giận hờn, rủ các bạn không chơi với Linh nữa

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đâu là cách rèn luyện tính cách và điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực?

(1) Rèn luyện theo kế hoạch đã xây đựng để thay đổi, khắc phục những nét tính cách còn hạn chế của bản thân.

(2) Rèn luyện cách suy nghĩ (tư duy) của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống hằng ngày.

(3) Kiên trì rèn luyện hằng ngày và nhờ bạn bè, người thân hỗ trợ khi gặp khó khăn.

(4) Ghi lại kết quả em đã đạt được, những khó khăn em đã gặp trong quá trình rèn luyện và những biện pháp em đã làm để vượt qua khó khăn.

A. (1)(3)(4)

B. (1)(2)(3)(4)

C. (2)(3)(4)

D. (1)(2)(4)

Câu 2: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Hôm nay, trường Minh có buổi ngoại khóa của thầy cô nên được nghỉ học.

A. Bố mẹ nghĩ Minh trốn học đi chơi.

B. Bố mẹ nên nghĩ hôm nay trường Minh thầy cô có việc bận nên được nghỉ.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay