Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống Chủ đề 3 - Tuần 9

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3 - Tuần 9. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3. RÈN LUYỆN BẢN THÂN

TUẦN 9: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 4 CHỦ ĐỀ 3

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn có thời gian trong bao lâu?

A. 4 tháng

B. 4 năm

C. 15 năm

D. 20 năm

Câu 2: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn có thời gian trong bao lâu?

A. 4 tháng

B. 4 năm

C. 15 năm

D. 20 năm

Câu 3: Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn có thời gian trong bao lâu?

A. 4 tháng

B. 4 năm

C. 15 năm

D. 20 năm

Câu 4: Có những loại kế hoạch tài chính cá nhân nào sau đây?

A. Độc lập và phụ thuộc

B. Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

C. Lâu dài và tức thời

D. Cả A, B, C

Câu 5: Điền vào chỗ trống sau “ Những bản kế hoạch tài chính đều có mục tiêu ..., có thời hạn ...”

A. chung/ cụ thể

B. chung/ chung

C. cụ thể/ chung

D. cụ thể/ cụ thể

Câu 6: Khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân, chúng ta cần xác định rõ những gì?

A. Mục tiêu tài chính

B. Thời gian thực hiện

C. Số tiền cần có, số tiền đã có, số tiền còn thiếu

D. Cả A, B, C

Câu 7: Mục tiêu tài chính nên xây dựng dựa trên

A. Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao.

B. Nhu cầu và khả năng số tiền có thể thu được  

C. Tất cả nội dung trong kế hoạch cần cụ thể, phù hợp với từng cá nhân

D. Lập kế hoạch cho mọi thứ.

 

Câu 8: Những vấn đề về thu nhập, chị tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là

A. tài chính cá nhân.

B. tiền sinh hoạt.

C. tài chính nhà nước.

D. tiền tiết kiệm.

Câu 9: Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là

A. bản chi ngân sách tài chính.

B. sổ ghi chép nguồn thu.

C. bản phân chia thu nhập.

D. kế hoạch tài chính cá nhân.

Câu 10: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?

A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.

B. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.

C. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.

D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân?

A. Một.

B. Hai.

C. Ba.

D. Bốn.

Câu 2: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng) thuộc loại tài chính cá nhân

A. ngắn hạn.

B. trung hạn.

C. dài hạn.

D. vô thời hạn.

Câu 3:  Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thường có thời hạn trong bao lâu?

A. Dưới 2 tháng.

B. Dưới 3 tháng.

C. Dưới 4 tháng.

D. Dưới 5 tháng.

Câu 4: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những quy tắc của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

A. Chi tiêu không vượt mức thu cho phép.

B. Phân bổ thu nhập hợp lí sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu.

C. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.

D. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu hàng tháng.

Câu 5: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

A. Giúp tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.

B. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.

C. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt.

D. Giúp chi tiêu một cách thoải mái mà không cần tiết kiệm.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Anh Phúc đi làm công ăn lương, anh muốn việc chi tiêu tiền của bản thân được hợp lí, đồng thời có thêm khoản tiết kiệm cho tương lai. Trong trường hợp này, anh Phúc cần phải làm gì sau đây?

A. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính.

B. Nhờ người giữ hộ tiền lương.

C. Chi tiêu thoải mái số tiền kiếm được.

D. Lên kế hoạch gửi tiết kiệm ngân hàng.

Câu 2: Trong bước theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân, các em cần làm những gì?

A. Ghi chép đầy đủ các khoản thu chi, đặc biệt là các khoản chi.

B. Nếu chi vượt quá mức, phải nhanh chóng có phương án điều chỉnh để cân đối.

C. Phải kiểm soát việc thực hiện mục tiêu.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân có tầm quan trọng gì?

A. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.

B. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí.

C. Tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.

D. Cả A, B, C đều đúng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bạn Phính đặt câu hỏi: “Có bao nhiêu bước để lên kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?”. Nếu là người trả lời em sẽ lựa chọn đáp án nào sau đây?

A. Hai.

B. Ba.

C. Bốn.

D. Năm.

Câu 2: Anh Khánh có khoản thu hập là 10i triệu đồng, anh phân chia số tiền đó vào khoản chi cho sinh hoạt cuộc sống là 6 triệu, còn 4 triệu anh đưa vào khoản tiết kiệm để hai năm nữa anh mua xe. Trong trường hợp này anh Khánh đã sử dụng hình thức kế hoạch chi tiêu nào sau đây?

A. Ngắn hạn.

B. Trung hạn.

C. Dài hạn.

D. Vô thời hạn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay