Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống Chủ đề 5 - Tuần 16

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5 - Tuần 16. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5. TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

TUẦN 16: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 3, 4, 5 CHỦ ĐỀ 5

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân với nhau trong gia đình có được coi là trách nhiệm của mỗi các nhân không?

A. Không vì cùng là thành viên trong gia đình với nhau.

B. Có vì mỗi người cần xây dựng, góp phần vào tổ ấm để gia đình thêm gắn bó, yêu thương.

C. Không cần thiết vì người nào muốn quan tâm, chăm sóc người khác thì đấy là ý muốn của họ, không nhất thiết phải ép buộc ai.

D. Có vì trách nhiệm của bố mẹ là phải quan tâm, chăm sóc con cái cả đời

Câu 2: Nếu thiếu đi tình thương yêu của các thành viên trong gia đình, chúng ta sẽ:

A. Cô đơn                       

B. Buồn tủi

C. Không hạnh phúc       

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình là?

A. Dọn dẹp góc học tập của mình.

B. Giúp bố mẹ chăm em.

C. Giúp bố mẹ kinh doanh hàng tạp hóa.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 4: Hoạt động lao động nào sau đây em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình?

A. Chăm sóc em nhỏ.

B. Đưa cơm ra đồng cho bố, mẹ.

C. Nấu cơm khi bố mẹ bận.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 5: Các biện pháp phát triển kinh tế của gia đình đó là?

A. Tiết kiệm điện năng, nước sạch trong sinh hoạt.

B. Chi tiêu tiết kiệm, hợp lí trong cuộc sống.

C. Không đòi hỏi bố mẹ chi tiêu cho những nhu cầu chưa hợp lí của mình.

D. Cả A, B, C

Câu 6: Một số biện pháp chi tiêu tiết kiệm, hợp lí trong nhằm phát triển kinh tế của gia đình là?

A. Tự làm mọi việc nhà để bố mẹ không cần thuê người giúp việc.

B. Chi tiêu tiết kiệm, hợp lí trong cuộc sống.

C. Không đòi hỏi bố mẹ chi tiêu cho những nhu cầu chưa hợp lí của mình.

D. Cả A, B, C

Câu 7: Đâu là những biện pháp phát triển kinh tế gia đình?

A. Trồng thêm rau sạch để đem ra chợ bán.

B. Nuôi thêm gà, vịt để lấy trứng và bán lấy thịt.

C. Trồng thêm nhiều cây ăn quả và thu hoạch những quả có sẵn trong vườn đem bán.

D. Cả A, B, C

Câu 8: Ý nghĩa của việc chủ động, tự giác làm việc nhà là gì?

A. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, lao động

B. Trách nhiệm với gia đình

C. Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, yêu thương người thân.

D. Tất cả các ý nghĩa trên.

Câu 9: Có bạn cho rằng “Công việc nhà là việc của người lớn, không phù hợp với lứa tuổi học sinh.” Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

A. Không đồng ý, vì việc nhà có thể lựa chọn làm phù hợp với lứa tuổi.

B. Đồng ý với ý kiến trên.

C. Lứa tuổi học sinh cần có sự giúp đỡ của người lớn.

D. Chỉ làm những việc mình thích.

Câu 10: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình?

A. Tưới cây trong vườn

B. Cho gà ăn

C. Vệ sinh nhà cửa

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Để phát triển kinh tế, gia đình Chi mở một cửa hàng tạp hoá nhỏ và phân công mọi người giúp nhau bán hàng vào thời gian rảnh. Chi không thích bán hàng trực tiếp như vậy, nhưng cũng muốn tham gia phát triển kinh tế gia đình. Nếu là Chi, em sẽ làm gì?

A. Nếu là Chi, em sẽ chăm chỉ làm việc nhà và phụ giúp gia đình những việc bản thân có thể làm được trong lúc bố mẹ bán hàng.

B. Nếu là Chi, em sẽ chỉ tập trung vào việc học, còn việc bán hàng là công việc của bố mẹ

C. Nếu là Chi, em sẽ không tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình, bố mẹ sẽ tự quyết định.

D. Đáp án khác

Câu 2: Hoạt động nào dưới đâu thể hiện trách nhiệm với gia đình?

A. Phun thuộc trừ sâu.

B. Giao hàng đi xa.

C. Quét nhà.

D. Nghỉ học đi làm.

Câu 3: Em trai Hiếu mải chơi điện tử nên quên đi học. Bố mẹ Hiếu rất tức giận về việc này khiến không khí gia đình rất căng thẳng. Nếu em là Hiếu, em sẽ làm gì?

A. Nếu là Hiếu, em sẽ khuyên nhủ, tâm sự với em trai của mình về lỗi sai của mình, yêu cầu em trai phải xin lỗi bố mẹ và hứa với cả nhà lần sau sẽ không tái phạm nữa.

B. Em sẽ hứa với bố mẹ sẽ để ý, quan tâm trông nom đến em trai nhiều hơn.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đếu sai

Câu 4: Bố mẹ phân công cho Liên - em của Minh rửa bát. Nhưng hôm nay, Liên có kế hoạch đi dự sinh nhật bạn. Các bạn đã đến ngồi chờ Liên cùng đi, còn Liên muốn chờ mọi người trong gia đình ăn xong để rửa bát. Nếu là Minh, em sẽ làm gì?

A. Nếu là Minh, em sẽ nói Liên đi dự sinh nhật bạn cùng với mọi người trước đi còn phần bát em sẽ chờ mọi người ăn cơm xong rồi sẽ rửa hộ cho em gái.

B. Nếu là Minh, em sẽ nói Liên chờ mọi người ăn cơm xong rồi rửa bát cùng mình vì đây là trách nhiệm đối với gia đình.

C. Cả A, B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân?

A. Thường xuyên quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bố mẹ, người thân.

B. Thực hiện tốt các nhiệm vụ được gia đình giao cho.

C. Cả A và B đúng.

D. Cả A và B sai.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Câu ca dao nào sau đây nói về tình cảm gia đình?

A. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

B. Lên non mới biết non cao/ Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.

C. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát/ Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

D. Muốn ăn cơm trắng cá kho/ Trốn cha, trốn mẹ, xuống đò cùng anh.

Câu 2: Câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên chúng ta điều gì?

A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

B. Anh, em phải trung thực với nhau.

C. Anh, em phải lo cho nhau.

D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.

Câu 3: Nam tham gia câu lạc bộ bóng bàn và đã kiên trì tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi đấu cấp tỉnh. Hôm nay, Nam chuẩn bị đi thi thì bà bị sốt, lúc đó không có ai ở nhà. Nếu em là Nam, em sẽ làm gì trong trường hợp trên.

A. Mặc kệ bà để đi.

B. Nam có thể nhờ đến sự trợ giúp của hàng xóm, người lớn. Nếu bà bị sốt cao, nghiêm trọng thì Nam nên trực tiếp đưa bà, cùng sự hỗ trợ của hàng xóm, người thân quen để đưa bà đến bệnh viện. 

C. Nghỉ thi và không thông báo giáo viên.

D. Nghỉ thi và sau đó ghét bà.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tùng tích lũy được hơn 1 triệu đồng để mua xe đạp đi học. Nhưng thời gian này, ông nội ốm liên tục nên gia đình cần tiền mua thuốc cho ông. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì trong trường hợp trên?

A. Mua xe trước rồi báo bố mẹ.

B. Vui vẻ mua thuốc cho ông.

C. Mua thuốc cho ông nhưng hậm hực, khó chịu.

D. Dấu tiền đi, đợi sau này mua.

Câu 2: Thụ hứa với bạn rằng Chủ nhật tuấn tới đi chơi xa mà quên hôm đó là ngày bố mẹ tổ chức kỉ niệm 20 năm ngày cưới. Theo truyền thống của gia đình thì những dịp như thế này cả nhà đều có mặt đông đủ. Theo em, Thụ nên làm gì trong trường hợp trên?

A. Ở nhà và không nói gì với bạn.

B. Trốn đi khống báo bố mẹ.

C. Hoãn đi và nói rõ lí do với bạn.

D. Vẫn đi và mua quà về tặng bố mẹ sau.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay