Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống Chủ đề 8 - Tuần 24

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8 - Tuần 24. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8. BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

TUẦN 24: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 4 CHỦ ĐỀ 8

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường?

A. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe của chúng ta

B. Bảo vệ môi trường là bảo vệ tính mạng của chúng ta

C. Bảo vệ môi trường là bảo vệ tất cả sinh vật trên Trái Đất

D. Cả A, B, C

Câu 2: Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây?

A. Ngôi nhà.

B. Rừng.

C. Rác thải

D. Cả A, B, C.

Câu 3: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Môi trường.

C. Thiên nhiên.

D. Tự nhiên.

Câu 4: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?

A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.

C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

D. Cả A, B, C.

Câu 5: Hành động nào là phá hủy môi trường?

A. Đốt túi nilong.

B. Chặt rừng bán gỗ.

C. Buôn bán động vật quý hiếm.

D. Cả A, B, C.

Câu 6: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 7: Khi tiến hành đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, chúng ta cần quan tâm chủ yếu những môi trường nào sau đây?

A. Môi trường đất

B. Môi trường không khí

C. Môi trường nước

D. Cả A, B, C

Câu 8: Đâu là những tác động tích cực của con người đến môi trường đất?

A. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

B. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 9: Đâu là những tác động tiêu cực của con người đến môi trường đất?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 10: Đâu là những tác động tích cực của con người đến môi trường không khí?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất

B. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu khiến chất lượng đất trồng ngày càng giảm.

C. Đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

D. Các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Nhiều hoạt động của con người đã tác động đến môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường

B. Thảm thực vật bị phá hủy cũng không ảnh hưởng gì đến khí hậu

C. Nhiều hoạt động của động vật có hại đối với môi trường tự nhiên

D. Việc săn bắt động vật hoang dã hiện nay không ảnh hưởng đến số lượng loài sinh vật trong tự nhiên và không làm mất cân bằng sinh thái.

Câu 2: Trong các phát biểu sau, số phát biểu đúng là?

(a) Hiệu ứng nhà kính gây ra sự bất thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người

(b) Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp chất CFC dùng trong công nghiệp làm lạnh

(c) Lưu huỳnh dioxit và các oxit của nitơ có thể gây mưa axit làm giảm độ PH của đất, phá hủy các công trình xây dựng.

(d) Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3: Đối với học sinh, các em có thể làm những việc nào dưới đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương?

A. Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

B. Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

C. Không vứt rác bừa bãi

D. Cả A, B, C

Câu 4: Nội dung tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên bao gồm những gì?

A. Gía trị của cảnh quan thiên nhiên đối với người dân, với sự phát triển kinh tế, xã hội

B. Những hành vi, việc làm phù hợp trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

C. Những quy tắc, quy định, luật về những hành vi, việc làm trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

D. Cả A, B, C

Câu 5: Việc không nên làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là?

A. Tích cực bảo vệ và chăm sóc cây

B. Tuyên truyền mọi người không xả rác bừa bãi

C. Tham gia tuyên truyền viên nhỏ tuổi bảo vệ môi trường

D. Săn bắt động vật hoang dã ở rừng

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Hiệp hội bảo vệ Môi trường có tên viết tắt là

A. EPA

B. GEF

C. NUEP

D. ENV

Câu 2: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.

B. Rừng.

C. San hô.

D. Cá voi.

Câu 3: Trong các quy tắc ứng xử sau đây, quy tắc nào đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành với người dân khi đến các cơ sở tôn giáo?

A. Đi nhẹ, nói khẽ, giữ vệ sinh chung và trật tự nơi công cộng

B. Trục lợi hoặc xâm hại lợi ích tập thể bằng cách lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan

C. Thực hành và ủng hộ các hoạt động mê tín dị đoan

D. Mặc trang phục gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì?

A. Khói bụi xe, nhà máy, đốt rác, cháy rừng

B. Xả rác xuống kênh, hồ, ao, rạch

C. Phá hoại cây cối, gây mất mỹ quang đô thị

D. Xây dựng đê, nhà máy thủy điện

Câu 2: Yếu tố gây ô nhiễm môi trường nào dưới đây là do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người tạo ra?

A. Các khí độc hại như NO2, SO2, CO2,...

B. Các chất hóa học trên đồng ruộng

C. Chất thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, phân động vật

D. Cả A, B, C đều đúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay