Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều Chủ đề 7 Bài 3: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7_Bài 3_Ứng phó với các tình huống nguy hiểm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG QUANH TA

BÀI 3: ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

A.  PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tình huống nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm?

A.   Mẹ nhờ Lan cắm giúp lọ hoa hồng

B.   Trên đường đi học về Lan phát hiện có người đi theo ở phía sau

C.   Bạn đã vô tình lấy mất số tiền mà Lan kẹp trong quyển sách

D.   Bánh bao tại căng tin trường Lan hôm nay không được ngon như mọi hôm

Câu 2: Tình huống nguy hiểm có thể gây ra các hậu quả gì?

A.   Ảnh hưởng đến cơ thân thể, tính mạng, gây tổn hại về tinh thần, kinh tế của nạn nhân

B.   Gây thiệt hại về kinh tế

C.   Gây nguy hiểm về tính mạng

D.   Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Để mọi người hiểu rõ về tình huống nguy hiểm mà em đã từng trải qua, em có thể làm như thế nào?

A.   Kể lại tình huống đó diễn ra ở đâu, tình huống đó đã diễn ra như thế nào

B.   Kể lại tình huống đó diễn ra ở đâu, những dấu hiệu nào cho thấy đó là tình huống nguy hiểm, tình huống diễn ra như thế nào, cách ứng xử trong tình huống đó

C.   Kể lại đó là tình huống gì, trong tình huống đó em đã ứng xử như thế nào

D.   Tình huống đó gây ra tổn thất gì cho em

Câu 4: Khi gặp phải một tình huống nguy hiểm em có thể làm gì?

A.   Bình tĩnh

B.   Hoảng sợ, mất bình tĩnh

C.   Bình tĩnh, suy nghĩ cách ứng phó

D.   Bình tĩnh suy xét tình hình, nghĩ cách ứng phó, tìm kiếm sự trợ giúp

Câu 5: Hành động nào dưới đây em không nên làm khi gặp tình huống nguy hiểm?

A.   Hoảng hốt, la hét toán loạn

B.   Bình tĩnh suy nghĩ,  hít thở thật đều, không hoảng hốt

C.   Liệt kê các phương án ứng phó

D.   Tìm cách ứng phó phù hợp

Câu 6: Em có nên ra tay giúp đỡ một bạn đang bị một nhóm khác bắt nạt không?

A.   Chạy vào đám bắt nạn để giúp đỡ bạn

B.   Một mình vào giúp đỡ bạn ở đám đông sẽ rất nguy hiểm

C.   Tìm người lớn đến giúp đỡ

D.   Mặc kệ bạn

Câu 7: Em có thể gặp các nguy hiểm gì khi đi ra ngoài một mình vào buổi tối?

A.   Bắt cóc, bắt nạt

B.   Đường tối có thể bị vấp ngã

C.   Cướp tiền bạc

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Em có nên đi dàn hàng ngang trên đường đi học về không?

A.   Có. Vì như vậy có thể nói chuyện với bạn trênd đường đi học về

B.   Có. Vì có thể về nhà nhanh hơn

C.   Không. Vì em có thể bị xe khác va chạm gây ra thương tích cho bản thân

D.   Không. Vì xe đạp kích cỡ nhỏ không nên đi hàng ngang

Câu 9: Em có thể gặp nguy hiểm gì khi tách khỏi đoàn trong lúc đang đi thăm quan trong rừng?

A.   Bị lạc

B.   Bị côn trùng cắn

C.   Bị thú dữ tấn công

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Khi thấy các bạn bị đuối nước em cần làm gì?

A.   Ném áo phao cho bạn

B.   Nhờ người lớn trợ giúp

C.   Tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh

D.   Cả ba đáp án trên đều đúng

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đâu là cách xử lí tránh nguy hiểm khi em thấy các bạ đi dàn hàng trên đường?

A.   Bảo các bạn đi đúng làn đường dành cho xe đạp

B.   Đi với tốc độ vừa phải và vừa đi vừa nói chuyện

C.   Đi dàn hàng cùng các bạn

D.   Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Khi thấy con bọ đậu trên người, em có thể làm gì để giúp mình tránh khỏi nguy hiểm?

A.   Dùng vở đập con bọ

B.   Gọi người lớn giúp đỡ

C.   Cả hai đáp án đều đúng

D.   Cả hai đáp án đều sai

Câu 3: Khi thấy nhà cháy, em có thể làm gì để tránh gặp nguy hiểm?

A.   Trốn vào trong phòng và khóa trai cửa

B.   Ngắt cầu dao điện, dùng khăn ướt để bịt bịt mũi, tìm cách dập lửa bằng nước, cát,…gọi hỗ trợ của 114

C.   La hét gây sự chú ý của các nhà khác, để mọi người chú ý đến đám cháy

D.   Đi thang máy xuống chỗ không cháy

Câu 4: Vì sao em cần nhận biết được các tình huống có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân?

A.   Vì khi nhận biết được các tình huống nguy hiểm có thể giúp chúng ta giữ được an toàn cho bản thân và những người xung quanh

B.   Vì nếu nhận biết được các tình huống nguy hiểm chúng ta sẽ không bị nguy hiểm nữa

C.   Vì các tình huống nguy hiểm sẽ bớt đi độ nguy hiểm nếu chúng ta nhận ra chúng

D.   Vì nếu chúng ta nhận ra đó là tình huống nguy hiểm thì thủ phạm không dám làm gì chúng ta nữa

Câu 5: Vì sao em nên gọi cho người lớn khi có sự cố điện xảy ra?

A.   Vì người lớn có thể biết hết về các thiết bị điện

B.   Vì sự cố điện có thể gây ra các tình huống rất nguy hiểm nên cần có người lớn để có thể ứng phó được với các tình huống có thể xảy ra

C.   Sự cố điện chỉ có thể giải quyết bởi người lớn

D.   Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Trên đường đi học về, Hà thấy một người đàn ông lạ mặt đi theo mình, Hà đi nhanh, người đó đi nhanh, Hà đi chậm, người đó đi chậm. Hà dừng lại thì thấy người đó ngó lơ đi chỗ khác. Sau một chút lo lắng, Hà đã lấy lại bình tĩnh và quyết định chạy thật nhanh vào nhà bác Nam gần đó để bố mẹ đến đón về. Người đàn ông đi theo bạn Hà cso thể làm gì?

A.   Bắt cóc tống tiền

B.   Cướp giật

C.   Trấn lột tiền

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Trên đường đi học về, bỗng dưng trời đổ mưa, có sấm chớp, em nên làm gì?

A.   Trú tạm vào một gốc cây ven đường

B.   Mặc kệ sấm chớp, cố đi về nhà nhanh cho khỏi mưa

C.   Khóc hét

D.   Xin trú vào một quán hàng gần đó, đợi mưa ngớt rồi đi về tiếp

Câu 2: Khi em bị đuối nước, em nên làm gì để bản thân tránh gặp nguy hiểm?

A.   Bình tĩnh, hít sâu, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để người đẩy lên mặt nước

B.   Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc quạt nước xiên để đẩy người trôi đi dễ dàng

C.   Khi chuyển động lên xuống, há miệng to, hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước

D.   Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Hành động nào sau đây là đúng khi có cháy xảy ra?

A.   Bật điện để nhìn rõ mọi thứ hơn

B.   Chạy vào phòng và khóa cửa lại

C.   Bò hoặc cúi thấp người, men theo mép tường để đi đến lối thoát hiểm

D.   Chạy xiên qua đám cháy

Câu 4: Để lưu lại những cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm em có thể làm thế nào?

A.   Làm sổ tay ứng phó với các tình huống nguy

B.   Ghi lại các sự kiện vào nhật kí

C.   Kể lại tưởng tận mọi chuyện cho bạn của mình

D.   Sưu tầm tranh về tình huống đó

Câu 5: Em giúp mẹ bán quán trong lúc mẹ bận việc, có khách vào mua hàng nhưng nhận thấy vị khách này hỏi thêm các câu hỏi kì lạ và nhìn suy xét xung quanh cửa hàng, em sẽ làm gì trong tình huống này?

A.   Trả lời các câu hỏi của vị khách

B.   Trả lời lớn giọng và gọi mẹ ra phụ giúp

C.   Cứ bán hàng và mặc kệ vị khách tò mò đó

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Khi em đang ở nhà một mình, thì có một người lạ mặt vào ngỏ ý muốn kiểm tra nguồn điện cho nhà em. Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống này?

A.   Để cho người lạ mặt đó vào nhà kiểm tra

B.   Để cho người lạ mặt đó vào nhà kiểm tra và gọi điện cho người nhà về

C.   Không đồng ý cho người đó vào nhà kiểm tra

D.   Bảo người đó lúc khác đến kiểm tra và lấy lí do giờ em phải đi học

Câu 2: Linh cùng các bạn trong lớp tổ chức chuyến cắm trại ở biển. Trong lúc tắm biển, chẳng may Linh bị chuột rút và bị chìm dần xuống nước. Linh kêu cúu, các bạn trong lớp ở gần đó chứng kiến tình hình. Theo em, các bạn có thể làm gì để giúp Linh thoát khỏi nguy hiểm?

A.   Nhảy xuống biển cứu giúp bạn gặp nạn

B.   Ném phao bơi xuống cho bạn, gọi cho lực lượng cứu hộ đến cứu vớt

C.   Dùng tay đan vào nhau để xuống cứu bạn khỏi đuối nước

D.   Chỉ Linh cách bơi vào bờ an toàn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay