Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 6 - Tuần 24 - Nhiệm vụ 5 - Sống hòa hợp trong cộng đồng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 6 - Tuần 24 - Nhiệm vụ 5 - Sống hòa hợp trong cộng đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)
CHỦ ĐỀ 6: SỐNG HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG
Tuần 24 – Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 5 chủ đề 6
Nhiệm vụ: Tìm hiểu các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và vận động người thân, bạn bè cùng tham gia.
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo là gì?
A. Hành động thể hiện sự sẻ chia giữa người với người trong mọi hoàn cảnh.
B. Hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người.
C. Hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người trong hoàn cảnh khó khăn.
D. Lời nói thể hiện được tình cảm giữa người với người trong hoàn cảnh sung túc.
Câu 2: Đâu là hành động thiện nguyện?
A. Quyên góp cho người dân vùng lũ.
B. Quyên góp cho trẻ em nghèo tới trường.
C.Quyên góp quần áo cho trẻ em vùng cao.
D. Cả ba đáp án đều đúng.
Câu 3: Những lưu ý khi tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo là gì?
A. Lựa chọn quần áo, đồ dùng, hiện vật còn sử dụng được và phù hợp với đối tượng trao tặng.
B.Vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, cẩn thận trước khi gửi cho người cần được trao tặng.
C. Ân cần, nhẹ nhàng với người được trao tặng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Đâu là ý nghĩa của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo đối với cuộc sống?
A. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tự tin vào cuộc sống, vượt qua khó khăn.
B. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người gặp khó khăn sẽ nhanh chóng giàu có.
C. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người no đủ sẽ càng đầy đủ hơn.
D. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người khó khăn sẽ tự ti hơn về bản thân mình.
Câu 5: Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo sẽ giúp chúng ta cảm thấy??
A. Đồng cảm, thấu hiểu.
B. Hạnh phúc.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 6: Đâu là cách thức vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo?
A. Xác định đối tượng vận động -> Xây dựng nội dung vận động -> Lựa chọn hình thức vận động.
B. Xây dựng nội dung vận động -> Xác định đối tượng vận động -> Lựa chọn hình thức vận động.
C.Lựa chọn hình thức vận động -> Xác định đối tượng vận động -> Xây dựng nội dung vận động.
D. Đáp án khác.
Câu 7: Đâu là cách lựa chọn hình thức vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo?
A. Vận động trực tiếp như trò chuyện, chia sẻ, toạ đàm.
BVận động gián tiếp như tuyên truyền qua thư, tranh cổ động, bài viết, video,...
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 8: Đâu là hành động cần có khi vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo?
A.Chia sẻ với người thân, các bạn về ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện.
B. Thể hiện mong muốn được người thân, các bạn đồng hành.
C. Không đề xuất những đóng góp phù hợp cho người thân, bạn bè.
D. A và B đúng.
Câu 9: Những người nào sau đây cần được cộng đồng quan tâm, giúp đỡ?
A. Người nghèo khổ, khó khăn, kém may mắn.
B. Người có địa vị trong xã hội.
C. Người có hoàn cảnh no đủ, sung túc.
D. Người may mắn, đầy đủ.
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Học sinh chúng ta có ……...... tham gia các hoạt động của cộng đồng nhằm góp phần xây dựng cộng đồng ngày càng phát triển.
A. trách nhiệm.
B.khả năng.
C. quan tâm.
D. đánh giá.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Biết cách kêu gọi, vận động người thân, bạn bè, tổ chức xã hội cùng tham gia và ủng hộ Dự án vì cộng đồng, sẽ giúp dự án trở nên khả thi, được thực hiện sâu và rộng hơn.
B. Biết cách kêu gọi, vận động người thân, bạn bè, tổ chức xã hội cùng tham gia và ủng hộ Dự án vì cộng đồng, sẽ giúp học sinh chúng ta rèn luyện được kĩ năng thuyết phục.
C. Biết cách kêu gọi, vận động người thân, bạn bè, tổ chức xã hội cùng tham gia và ủng hộ Dự án vì cộng đồng, sẽ giúp chúng ta rèn luyện tinh thần nhân ái.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2:Nhận định nào sau đây sai?
A. Ở lứa tuổi học sinh, các em không cần tham gia được những hoạt động thiện nguyện như quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở những bạn có hoàn cảnh khó khăn mà đó là việc của người lớn.
B. Ở lứa tuổi học sinh, các em có thể tham gia được những hoạt động thiện nguyện như giúp các cụ già neo đơn làm việc nhà..
C. Ở lứa tuổi học sinh, các em có thể tham gia được những hoạt động thiện nguyện làm tuyên truyền về sự cần thiết phải tham gia các hoạt động thiện nguyện.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai..
Câu 3: Tại sao chúng ta nên vận động mọi người đi hiến máu tình nguyện?
A. Góp một phần sức lực nhỏ vào việc giúp đỡ cho các bệnh nhân thiếu máu.
B. Đây cũng là một cách kiểm tra sức khỏe cho bản thân.
C. Cả A và B đúng.
D. Vận động mọi người đi hiến máu sẽ thu về lợi ích cho bản thân.
Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng về cách em có thể vận động được gia đình, bạn bè, người quen ủng hộ cho Dự án vì cộng đồng?
A. Nhắc nhở họ một cách gay gắt rằng đây là việc nên làm.
B. Đưa ra ví dụ về những việc nhỏ đơn giản hằng ngày họ có thể làm được cũng sẽ giúp cho cộng động phát triển hơn.
C. Đe dọa họ nếu như không làm thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống.
D. Uy hiếp họ rằng cộng đồng sẽ lên án nếu như họ không làm.
Câu 5: Đâu không phải là ý nghĩa của hoạt động hiến máu tình nguyện?
A. Hiến máu tình nguyện là một việc làm có ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, nghĩa cử hiến máu cứu người luôn cao đẹp, cần được phát huy.
B. Hiến máu giúp những bệnh nhân không may gặp tai nạn có thêm cơ hội được sống, được làm việc.
C. Hiến máu không đem lại cho ta niềm vui mà chỉ làm mất thời gian cũng như làm cho sức khỏe suy giảm đi.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Nếu tham gia dự án ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung thì đâu là nội dung chính trong công việc xây dựng dự án?
A. Cùng các bạn đến tham gia, xem mọi người thực hiện.
B. Giao lưu với các bạn khác trong cộng đồng.
C. Thực hiện quyên góp quần áo, đồ dùng học tập ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.
D. Chỉ kêu gọi nhưng không ủng hộ.
Câu 2:Trong mùa lũ vừa qua, miền Trung đã chịu sự ảnh hưởng nặng nề. Em rất muốn quyên góp để hỗ trợ đồng bào. Đâu là việc em nên làm?
A. Thấy bài nào đăng trên mạng xã hội kêu gọi quyên góp đều tin và làm theo.
B. Tìm một tổ chức từ thiện uy tín và quyên góp vật dụng phù hợp.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 3: Đâu là những hoạt động thiện nguyện mà em có thể tham gia?
A. Quyên góp tiền tặng các bạn ở vùng bị lũ lụt.
B. Ủng hộ lương thực, thực phẩm cho người dân vùng lũ lụt.
C. Mua vé xem nghệ thuật do người khuyết tậ bán.
D. Tham gia tất cả những hoạt động trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Trang đã vận động các bạn cùng lớp của mình thu gom các vỏ sữa hằng uống để đem đi để đổi lấy cây xanh theo chương trình sống xanh thường niên nhà KOITA. Nhờ việc làm đó, đã giúp một phần nhỏ vào việc giảm thiểu lượng vỏ hộp sữa bị thải ra môi trường. Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Trang?
A. Đồng tình với việc làm của Trang.
B. Không đồng tình với việc làm của bạn Trang.
C. Vừa đồng tình vừa không đồng tình.
D. Đáp án khác.
Câu 2:Những món quà tái chế từ vỏ chai nhựa được các bạn lớp 6A làm sẽ được gửi đi làm quà cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?
A. Không có ý nghĩa gì cả.
B. Giảm ô nhiễm môi trường và rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường của mọi người.
C. Kiếm thêm tiền từ việc làm quà tặng.
D. Làm hạ nhân phẩm của các bạn.