Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7 Văn bản 1: những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 Văn bản 1: những kinh nghiệm dân gian về thời tiết. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 7: TRÍ TUỆ DÂN GIAN
VĂN BẢN 1: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ THỜI TIẾT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Hãy xác định cặp vần trong câu tục ngữ 1:
A. trưa – mưa, vần cách
B. trưa – mưa, vần sát
C. nắng – mưa, vần đối lập
D. chóng mưa – chóng tối, vần đồng điệu
Câu 2: Hãy xác định cặp vần trong câu tục ngữ 2:
A. trăng quầng – trăng tán, vần đồng điệu
B. thì – thì, vần lưng
C. hạn – tán, vần cách
D. Không có
Câu 3: Hãy xác định cặp vần trong câu tục ngữ 3:
A. may – bay, vần cách
B. may – bay, vần chân
C. may – bay, vần sát
D. Không có
Câu 4: Hãy xác định cặp vần trong câu tục ngữ 4:
A. đài – Hai – ba, vần lưng
B. đài – Hai, vần cách
C. tháng – tháng – tháng – nàng, vần lưng
D. rét – rét – rét, vần chân
Câu 5: Hãy xác định cặp vần trong câu tục ngữ 5:
A. mưa – vừa, vần chân
B. mưa – vừa, vần cách
C. bay cao – bay vừa – bay thấp, vần đồng điệu
D. Cả B và C.
Câu 6: Hãy xác định cặp vần trong câu tục ngữ 6:
A. Năm – nằm, vần cách
B. sáng – tháng, vần cách
C. Mười – cười, vần cách
D. Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Nghĩa của câu tục ngữ “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối” là gì?
A. Nếu trời có nắng thì ta có cảm giác nhanh đến trưa, ngược lại nếu trời mưa thì ta cảm giác nhanh đến tối.
B. Trời nắng khiến trưa đến nhanh, trời mưa khiến tối đến nhanh.
C. Trời nắng thì buổi trưa kéo dài hơn, trời mưa khiến buổi tối kéo dài hơn.
D. Tuỳ từng ngữ cảnh để chọn A hoặc B hoặc C.
Câu 2: Nghĩa của câu tục ngữ “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” là gì?
A. Khi trăng quầng thì trái đất hạn hán, khi trăng tán thì trái đất lũ lụt.
B. Trăng quầng là dấu hiệu của tai hoạ sắp ập đến, trăng tán là dấu hiệu của may mắn đến.
C. Khi trăng có vầng sáng đơn sắc thì trời sẽ không mưa, khi trăng có vầng sáng đa sắc thì trời sẽ mưa.
D. Tuỳ từng ngữ cảnh để chọn A hoặc B hoặc C.
Câu 3: Nghĩa của câu tục ngữ “Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão” là gì?
A. Khi có gió heo may và chuồn chuồn bay thì có nghĩa là sắp có bão.
B. Khi có gió heo may thì chuồn chuồn sẽ bay ra, từ đó sẽ khiến cho bão ập tới.
C. Bão là do gió heo may và chuồn chuồn gây ra.
D. Khi gió trở nên heo may, khi chuồn chuồn có hành động bay, thì trời đất có bão gió.
Câu 4: Nghĩa của câu tục ngữ “Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân” là gì?
A. Mỗi tháng rét một kiểu: Tháng Giêng thì rét đài, tháng Hai thì rét lộc, tháng Ba thì rét nàng Bân.
B. Cái rét của tháng Giêng làm hoa rụng cánh còn trơ lại đài, của tháng Hai làm hồi sinh cây cỏ, của tháng Ba là rét đậm, kéo dài vài ngày, thường kèm theo mưa phùn hoặc mưa nhỏ.
C. Cái rét của tháng Giêng làm rụng đài, của tháng Hai làm ra lộc, của tháng Ba làm chết nàng Bân.
D. Hiện chưa có cách giải thích đúng cho câu này.
Câu 5: Nghĩa của câu tục ngữ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là gì?
A. Chuồn chuồn bay thấp là dấu hiệu của trời mưa, bay cao là trời nắng, bay vừa là trời râm.
B. Chuồn chuồn khi bay thấp sẽ tạo ra mưa, bay cao ra nắng, bay vừa ra râm.
C. Khả năng bay của chuồn chuồn có ý nghĩa quyết định đối với tình trạng thời tiết.
D. Một cách hiểu khác.
Câu 6: Nghĩa của câu tục ngữ số 6 là gì?
A. Đêm tháng Năm chưa chợp mắt đã sáng, ngày tháng Mười, chưa cười được gì đã tối.
B. Đêm tháng Năm ảnh hưởng đến buổi sáng, ngày tháng Mười ảnh hưởng đến buổi tối.
C. Đêm tháng Năm và ngày tháng Mười có tính chất tương đối.
D. Đêm tháng Năm ngắn, ngày tháng Mười ngắn.
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết các câu trong văn bản là tục ngữ?
A. Thể hiện những kinh nghiệm dân gian về thời tiết.
B. Có tính chất cố định, tạo nên hình ảnh, vần điệu, nói về một chủ đề nào đó.
C. Ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình ảnh, có vần.
D. Cả A và C
Câu 2: Các câu tục ngữ cùng nói về điều gì?
A. Thể hiện những kinh nghiệm của dân gian về thời tiết
B. Thể hiện những kinh nghiệm của dân gian về con vật, khí hậu và thiên văn.
C. Cái nhìn mang màu sắc hiện đại của người xưa.
D. Cả B và C.
Câu 3: Vần trong các câu tục ngữ trong bài đọc có tác dụng gì?
A. Tạo nên đặc điểm có tính chất bác học trong văn học dân gian.
B. Tạo nên sự hài hoà về âm thanh cho các câu tục ngữ.
C. Tạo nên sắc thái trang trọng, hoà nhã.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Về hình thức, câu tục ngữ số 5 có gì khác biệt so với các câu còn lại?
A. Có hình thức là một câu lục bát.
B. Có 3 về đối xứng
C. Có hai dòng
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Các câu tục ngữ trong bài có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?
A. Giúp chúng ta dự báo thời tiết để sắp xếp công việc cho phù hợp
B. Giúp chúng ta biết cách quan sát các hiện tượng tự nhiên
C. Giúp chúng ta nhận thức về các hiện tượng tự nhiên
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 là gì?
A. Nói quá
B. Nói giảm nói tránh
C. Ẩn dụ
D. Nhân hoá
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Câu tục ngữ nào không có sự đối xứng?
A. Câu số 1
B. Câu số 3
C. Câu số 5
D. Câu số 6
Câu 2: Câu tục ngữ số 6 dựa trên hiện tượng tự nhiên nào trong thực tế?
A. Hiện tượng thay đổi thời gian trong vũ trụ.
B. HIện tượng nằm và cười có tác động đến thế giới.
C. Đêm dài ngày ngắn vào tháng 10, đêm ngắn ngày dài vào tháng 5.
D. Đêm ngắn ngày dài vào tháng 10, đêm dài ngày ngăn vào tháng 5.
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 1. Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết