Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 8 Đọc kết nối chủ điểm: hương khúc
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: nét đẹp văn hoá việt Đọc kết nối chủ điểm: hương khúc . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 8: NÉT ĐẸP VĂN HOÁ VIỆT
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: HƯƠNG KHÚC
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Rau khúc thường mọc ở đâu?
A. Trên đồng
B. Trên núi
C. Trong vườn nhà
D. Tác giả không đề cập đến.
Câu 2: Rau khúc nở rộ vào thời điểm nào?
A. Bất cứ thời điểm nào trong năm
B. Mỗi đầu tháng theo lịch dương
C. Tháng Giêng, tháng Hai
D. Mùa thu
Câu 3: Bà không bao giờ hái rau khúc vào buổi nào?
A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều
D. Buổi tối
Câu 4: Rau khúc vào buổi sớm có đặc điểm gì?
A. Lúc đó rau khúc ủ nhiều hương nhất vì thế mà ngon nhất.
B. Có sức sống mãnh liệt, vượt qua màn đêm tăm tối.
C. Héo úa, không thích hợp để lấy về làm bánh.
D. Cả A và B.
Câu 5: Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà lại làm gì?
A. Lấy ra cho tác giả và mọi người cùng ăn.
B. Xếp dăm cái đĩa để thắp hương trên ban thờ.
C. Cho vào trong thúng rồi đem đi bán.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Mỗi lần hái rau khúc về, bà thường làm gì?
A. Cho vào nối nấu bánh khúc luôn vì đây là lúc cây còn tươi.
B. Lấy nước mưa trong bể rửa sạch và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã.
C. Giã rau khúc một lúc rồi cho vào nồi hấp.
D. Tác giả không nói đến công đoạn này.
Câu 7: Mỗi khi bà nhào bột xong, tác giả thường làm gì?
A. Thèm rõ rãi nên xông vào ăn luôn trước khi bánh hoàn thành.
B. Đem đi nấu bánh hộ bà.
C. Cúi rạp người xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh và hít thật sâu.
D. Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tôi nâng chiếc bánh khúc như nâng một báu vật” là gì?
A. Nhân hoá
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. So sánh, ẩn dụ
Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc” là gì?
A. Nhân hoá
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản này là gì?
A. Tạo nên điểm nhấn, thu hút sự chú ý của bạn đọc
B. Lột tả mạnh mẽ cảm xúc, sự trân trọng của tác giả
C. Gây nên cảm giác mê ảo, khiến người đọc hứng thú
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Văn bản gợi cho ta suy nghĩ gì về nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của dân tộc?
A. Những món ăn được chế biến từ sản vật quê hương chứa đựng sự tinh tế của cách kết hợp nguyên liệu, gia vị cùng dấu ấn đẹp đẽ của kí ức, tình yêu tha thiết dành cho quê hương, gia đình,…
B. Tinh thần yêu quê hương, đất nước, mong muốn ẩm thực của nước nhà vươn ra thế giới.
C. Mang những đặc trưng văn hoá riêng biệt của dân tộc, kết hợp với nó là tình cảm riêng và tình cảm chung.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Ai là tác giả của văn bản “Hương khúc”?
A. Nguyễn Quang Thiều
B. Huy Cận
C. Tố Hữu
D. Trần Đăng Khoa
Câu 6: Văn bản này được trích từ đâu?
A. Tôi thích ăn rau khúc
B. Tôi khóc những cánh đồng rau khúc
C. Văn học dân gian Việt Nam
D. Tập truyện ngắn của Tố Hữu
Câu 7: Rau khúc bắt đầu nở lác đác vào tháng mấy?
A. Tháng Một dương lịch
B. Tháng Mười Một dương lịch
C. Tháng Một âm lịch
D. Tháng Mười Một âm lịch
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Qua cách kể và miêu tả của tác giả, ta cảm nhận sức hấp hẫn của bánh khúc được tạo nên từ đâu?
A. Vẻ đẹp của sản vật quê hương
B. Cách làm bánh tỉ mỉ đong đầy yêu thương của bà
C. Sự háo hức trông ngóng của một đứa trẻ chờ đợi món quà của tuổi thơ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tác giả đã dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ những tình cảm như thế nào?
A. Sự yêu thương, trân quý, nâng niu chiếc bánh ấy như nâng niu tất cả những gì đẹp nhất của tuổi thơ và đặc biệt trong đó còn có những kí ức rất đẹp và ấm áp về bà.
B. Sự thương nhớ, nỗi niềm da diết muốn được một lần nữa ăn chiếc bánh khúc mà bà làm ra.
C. Tình cảm trân trọng truyền thống quê hương, đất nước.
D. Cả B và C.
Câu 3: Tình cảm của tác giả không được thể hiện trực tiếp trong đoạn qua câu nào sau đây?
A. Mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh quyện với mùi hành mỡ toả ra và làm nên một thứ ẩm thực chứa đầy hạnh phúc lạ lùng trong tâm khảm tôi.
B. Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ.
C. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước mắt.
D. Và tôi lại nói với bà: “Cháu chẳng nghe thấy mưa gì cả”.
Câu 6: Đâu không phải là một tính từ cực tả về tính chất được sử dụng trong văn bản?
A. Thơm ngậy
B. Ngọt ngào
C. Xinh đẹp
D. Dân dã
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tình cảm của tác giả được thể hiện gián tiếp qua đâu?
A. Cách miêu tả tỉ mỉ, chi tiết từng công đoạn làm bánh
B. Cách khai thác quá trình làm bánh của bà
C. Cách vận dụng những yếu tố suy tưởng về quá khứ
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Đây là một văn bản thông tin hướng dẫn làm bánh khúc”. Ta đánh giá thế nào về ý kiến này?
A. Đúng vì tác giả đã trình bày chi tiết cách làm một món bánh khúc cực ngon, mang đậm bản sắc quê hương.
B. Đúng vì tác giả đã sử dụng món bánh khúc như một yếu tố chính trong cách xây dựng văn bản.
C. Sai vì đây chỉ là một câu chuyện kể về quá khứ của tác giả. Nó không đảm bảo các yếu tố cần có của một văn bản hướng dẫn làm thứ gì đó.
D. Cần tuỳ vào tình hình để có thể đánh giá đúng sai.
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 3. Hương khúc